Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng nhân nhầy đĩa đệm cột sống lệch ra khỏi vị trí tự nhiên ban đầu. Ở mức độ nặng có thể gây chèn ép vào các rễ thần kinh và tủy sống, khiến cho người bệnh phải chịu nhiều đau đớn. Thống kê cho thấy, thoát vị đĩa đệm chiếm khoảng 65 – 75% trường hợp bị đau lưng, và 76% ca đau thần kinh hông.
Xoa bóp bấm huyệt là biện pháp thư giãn cơ thể và giảm đau có lịch sử lâu đời và có ở nhiều quốc gia. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm có nên massage ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm theo Y học cổ truyền
Y học cổ truyền phương Đông cho rằng thoát vị đĩa đệm cột sống là do can thận bị suy yếu, phong hàn nhân đó xâm phạm vào kinh bàng quang hoặc kinh đởm và dẫn tới tình trạng kinh khí bị bế tắc. Nó khiến cho sự lưu thông của kinh khí bị ảnh hưởng, khí huyết trong cơ thể kém điều hòa, gây đau và hạn chế vận động.
Bệnh lâu ngày sẽ càng ảnh hưởng tới can thận. Nguyên nhân gây bệnh là do lao động qua sức, vận động sai tư thế, chấn thương gây ra huyết ứ và làm bế tắc hệ thống kinh lạc.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống
Các triệu chứng phổ biến cảnh báo tình trạng thoát vị đĩa đệm gồm:
- Các cơn đau nhói mỗi khi người bệnh thực hiện động tác đòi hỏi sự uốn cong của cột sống như: Cúi người về phía trước, ngả ra sau, nghiêng sang hai bên, thậm chí đau cả khi từ tư thể uốn người trở về thẳng đứng.
- Cơn đau gây ra do bị thoát vị đĩa đệm thường đi kèm với đau ở lưng, căng cơ, cảm giác tê bì lan xuống 1 hoặc cả 2 chân khi di chuyển.
- Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra tình trạng yếu chi, người bệnh không thể điều khiển được các ngón chân khi đi bộ, cảm giác không có lực khi kiễng ngón chân hoặc chà mạnh chân xuống sàn.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống ở cấp độ nặng còn gây mất kiểm soát ruột và bàng quang.
- Cơn đau khiến cho người bệnh ngại vận động, các cơ dần bị teo, vận động khó khăn.
- Có cảm giác tê giống như kiến bò từ mông, lan dần ra phía sau, xuống chân, đau thần kinh tọa, các cơn đau có xu hướng gia tăng khi hắt hơi, ho.
Thoát vị đĩa đệm có nên masage xoa bóp không ?
Việc điều trị thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật, vật lý trị liệu. Bên cạnh đó người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng tốt, giữ trọng lượng cơ thể ổn định; Kết hợp với các bài tập luyện được thiết kế riêng để hỗ trợ cột sống, tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt. Ngoài ra, phương pháp massage trị liệu cũng sẽ giúp cải thiện đáng kể các cơn đau do thoát vị.
Khi thực hiện xoa bóp – bấm huyệt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm, các chuyên gia trị liệu sẽ sử dụng các ngón tay, bàn tay để tác động lên các vùng bị đau, huyệt đạo, gân khớp của người bệnh nhằm mục đích:
- Làm giãn mạch, tăng lưu thông máu, chống viêm, giảm phù nề.
- Cải thiện tình trạng co cứng cơ, gân, dây chằng, giúp cho các khớp trở nên dẻo dai, linh hoạt hơn.
- Thoát vị đĩa đệm có thể biến chứng dẫn tới cột sống thoái hóa, việc massage xoa bóp giúp ngăn ngừa vấn đề này nhờ vào khả năng tác động tích cực tới cột sống của người bệnh.
Phương pháp massage bấm huyệt cho người bị thoát vị đĩa đệm
Trước tiên cần đặt người bệnh ở tư thế nằm sấp, người thực hiện đứng ở bên cạnh và lần lượt thực hiện các thủ thuật sau:
Làm mềm, giãn các cơ ở lưng và mông
- Day: Sử dụng gốc bàn tay + mô ngón út + mô ngón cái, dùng sức để hơi ấn xuống cơ thể người bệnh, thực hiện di chuyển theo vòng tròn, day dọc theo 2 bên cột sống, từ đốt D7 tới mông, thực hiện 3 lần.
- Lăn: Dùng mu bàn tay hoặc khớp giữa các ngón và bàn tay để lăn trên da người bệnh, dọc theo cột sống từ đốt D7 tới mông, lực tác động vừa phải, thực hiện 3 lần.
- Bóp: Dùng 2 ngón tay để bóp rồi hơi kéo thịt lên, làm dọc theo hai bên cột sống, từ đốt D7 tới mông, thực hiện 3 lần.
Tác động lên vùng cột sống bị thoát vị
Sử dụng phần mô của ngón cái để thực hiện ấn – day – xoay theo chiều thuận của kim đồng hồ tại các huyệt: Thận du, Đại trường du, Giáp tích trong khoảng thời gian từ 3 – 5 phút. Động tác này có tác dụng làm mềm cơ, giải tỏa sự co cơ.
Khi bấm huyệt các bạn sử dụng đầu ngón cái, ấn vào từ từ và tăng dần lực tới khi người bệnh thấy tức nặng thì dừng lại và giữ nguyên 1 phút. Khi bấm thì không day vì có thể gây bầm tím và đau cho người bệnh.
Tiếp đó là nắn chỉnh đĩa đệm bị thoát vị. Sau khi xác định đĩa đệm bị thoát vị thì dúng ngón tay cái để ấn nắn dựa trên nguyên tắc nghịch hướng và đối lực, dùng lực nhẹ nhàng, vừa thực hiện và xem phản ứng đau của người bệnh, thời gian thực hiện khoảng 5 phút.
Các kỹ thuật massage bấm huyệt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cần thực hiện từ nông vào sâu, từ nhẹ tới mạnh, từ vị trí không đau tới điểm bị đau. Phải dựa vào thể trạng cũng như khả năng chịu đau của người bệnh để tác động cho phù hợp. Nên thực hiện ngày 1 lần, một liệu trình nên kéo dài khoảng 30 ngày.
Vị trí huyệt Thân du: Dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ 2 khoảng 15 cm ra phía ngoài.
Huyệt Đại trường du: Cách mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ 4 khoảng 15 cm ra phía ngoài.
Huyệt Cách du: Cách mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ 6 khoảng 15 cm ra phía ngoài.