Đau nhức xương khớp là tình trạng sức khỏe có thể bắt gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, người già có tỉ lệ cao hơn do tác động của quá trình thoái hóa, ít vận động, các bệnh lý mãn tính.
Việc kiểm soát các cơn đau nhức xương khớp ở người cao tuổi thường rất khác so với đối tượng khác do các bệnh nền khiến cho việc đánh giá và điều trị phức tạp hơn. Mục tiêu điều trị thường hướng tới việc giảm đau, giúp cơ thể thoải mái và dễ chịu hơn, cải thiện khả năng vận động.
Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về Người cao tuổi nên làm gì khi bị đau nhức xương khớp nhé.
Thay đổi lối sống để giảm đau nhức xương khớp
Người có tuổi nên duy trì lối sống lành mạnh để giúp kiểm soát tốt tình trạng đau nhức xương khớp.
- Giảm cân: Nếu bị béo phì thì việc giảm trọng lượng thừa là rất quan trọng, giúp giảm áp lực lên toàn bộ hệ thống xương khớp. Nghiên cứu cho thấy việc giảm 5 kg giúp hạn chế 50% nguy cơ bị thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi.
- Tập thể dục: Tập thể dục giúp tiêu hao mỡ thừa, tuần hoàn máu tốt hơn, đảm bảo việc cung cấp oxy và dinh dưỡng đến các vị trí khác nhau trong cơ thể, giảm tình trạng phù nề; Đồng thời thông qua quá trình hoạt động thể chất thường xuyên các cơ cũng trở nên mạnh mẽ hơn, khớp linh hoạt.
- Sử dụng giày dép phù hợp: Theo các bác sĩ, việc sử dụng giày dép có đế mềm hoặc lớp đệm bảo vệ giúp giảm tình trạng người già bị đau nhức xương khớp.
- Bỏ hút thuốc lá: Trong thành phần của thuốc lá có nhiều chất không có lợi cho cơ thể. Hút thuốc ảnh hưởng tiêu cực đến xương khớp cũng như sự đáp ứng với các phương pháp điều trị.
Sử dụng thuốc giảm đau
Đối với những người đau nhiều, việc điều chỉnh sinh hoạt không mang lại hiệu quả các bác sĩ sẽ kết hợp với việc sử dụng thuốc, bao gồm thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm.
Việc sử dụng thuốc cần lưu ý:
- Chọn thuốc điều trị phù hợp: Thuốc có thể có tác dụng phụ, gây suy giảm chức năng của cơ thể như: Giảm bài tiết qua thận, giảm chuyển hóa ở gan… Nên chọn thuốc cần cân nhắc đến yếu tố sinh lý cũng như bệnh lý nền của đối tượng.
Những người bệnh tiểu đường, tim mạch, suy gan, suy thận, loét dạ dày… cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh lý để được chỉ định loại thuốc phù hợp.
- Uống thuốc theo đúng chỉ định: Việc uống thuốc cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ ngang (ngay cả khi thấy đỡ hơn). Một số loại thuốc cần giảm liều từ từ trước khi ngừng hẳn để phòng ngừa các tác dụng phụ.
- Cẩn thận với tương tác thuốc: Tương tác thuốc có thể xảy ra khi sử dụng thuốc trị đau nhức cùng với các thảo dược, thực phẩm chức năng, thực phẩm, nhất là đồ uống có chứa cồn. Tương tác làm thay đổi tác dụng hoặc gia tăng tác dụng phụ của thuốc.
Các phương pháp khác
Các phương pháp giảm đau khác bao gồm: Vật lý trị liệu, châm cứu, massage trị liệu…
Massage xoa bóp là phương pháp giảm đau có lịch sử lâu đời. Để massage, người cao tuổi có thể tới các trung tâm trị liệu, nhờ người thân, hoặc sử dụng ghế massage tại nhà. Trên các ghế massage hiện đại được trang bị nhiều tính năng ưu việt như: Con lăn 4D, nhiệt nóng hồng ngoại, motor rung, túi khí toàn thân… giúp chăm sóc sức khỏe, làm thư giãn và giảm đau hiệu quả.
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở người cao tuổi. Việc nắm rõ tình trạng của bản thân cũng như các biện pháp giúp phòng ngừa, giảm đau sẽ giúp người cao tuổi chăm sóc bản thân tốt hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống !