Tập luyện, vận động là rất cần thiết cho sức khoe con người. Tuy nhiên, nếu luyện tập quá sức hoặc không đúng cách sẽ là một trong những nguyên nhân khiến sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, dẫn tới nguy cơ thoái hóa khớp sớm.
Thế nào là thoái hóa khớp?
Thoái hóa khớp là tình trạng các cấu trúc bên trong khớp bị tổn thương, trong đó các phần quan trọng nhất là xương dưới sụnvà sụn khớp. Ở vị trí này nếu bị phản ứng viêm sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các cytokin và enzyme hình thành, yếu tố này tham gia vào quá trình phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn.
Những người bị bệnh thoái hóa khớp sẽ gặp triệu chứng các cơn đau xuất hiện vào cuối ngày và càng vận động thì khớp càng đau. Người bị thoái hóa khớp sẽ bị giới hạn vận động khớp, khi vận động có thể nghe thấy tiếng lục cục và lạo xạo trong khớp.
Thoái hóa khớp được ghi nhận là căn bệnh mãn tính và xuất hiện chủ yếu ở tuổi trung niên.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây thoái hóa khớp như: Vấn đề tuổi tác; Trọng lượng cơ thể bị thừa cân, béo phì; Yếu tố gen di truyền; Bị chấn thương khớp từ trước . Bên cạnh đó, còn có những nguyên nhân do luyện tập thể thao quá sức hoặc phương pháp tập luyện không hợp lý dẫn tới nhiều người trẻ cũng bị thoái hóa khớp sớm.
Luyện tập không đúng dẫn tới nguy cơ bị thoái hóa khớp sớm
Những người chơi một số môn thể thao như đá bóng, bóng chuyền, tennis, bóng rổ, cử tạ,... là những môn thể thao gây nhiều áp lực lên khớp. Người thường xuyên leo cầu thang cũng gây áp lực cho khớp, vì vậy sau khi vận động hoặc luyện tập các khớp của bạn sẽ cần có thời gian để hồi phục.
Trong khớp có một số lượng tế bào sụn khớp nhất định. Những tế bào sụn khớp có vai trò tạo chất sụn, làm hai mặt khớpđược trơn láng, đồng thời giúp cơ thể con người vận động trơn tru, không bị đau. Theo thời gian,lớp sụn khớp trong cơ thể sẽ bị mòn dần, nhất là khi bạn sử dụng nó quá mức.
Nếu luyện tập thể dục, thể thao hoặc vận động quá mức, khớp sẽ bị tổn thương và bị thay đổi các cấu trúc trong khớp, đặc biệt là tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, khiến cho khớp bị thoái hóa.
Những trường hợp bị chấn thương khi chơi thể thao, nếu nhẹ là bị bong gân, những người bị chấn thương nặng hơn có thể là đứt dây chằng, hoặc bị dập sụn khớp,... Những chấn thương này nếu xảy ra thường xuyên nhưng không được điều trị kịp thời hoặc thời gian phục hồi không đủ thì khớp sẽ bị mất vững. Một khi khớp bị mất vững sẽ khiến cho sụn khớp bị mòn nhanh hơn, dẫn tới nguy cơ thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn, sớm hơn.
Vì thế, khi vận động hoặc chơi thể thao cần có phương pháp tập luyện đúng cách và tuân thủ thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Hãy lựa chọn môn thể thao phù hợp với bản thân để luyện tập
Những người trẻ thường có sụn khớp còn tốt, khỏe và dẻo dai thì có thể chơi hầu hết các môn thể thao. Đối với người lớn tuổi, xương khớp thường bị lão hóa, vì vậy khi vận động mạnh hoặc vận động nhiều sẽ xuất hiện các cơn đau, điều đó chứng tỏ khớp hoặc vùng gân nào đó trong cơ thể đã bị thoái hóa.
Những người bị giới hạn vận động khớp, khi càng vận động, khớp sẽ càng đau nhiều và thường có triệu chứng đau tăng về cuối ngày. Nhiều trường hợp, khi vận động sẽ nghe tiếng lạo xạo, hoặc lục cục trong khớp … tốt nhất hãy tới ngay cơ sở y tế uy tín hoặc bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Theo các chuyên gia y học thể thao thì những người bị thoái hóa khớp nên lựa chọn những môn thể thao phù hợpnhư: đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, tập gym,... đó là những môn thể thao không tạo sức nặng đè lên khớp. Bên cạnh đó một số phương pháp luyện tập như: các động tác thể dục dưới nước, tập đi bộ dưới nước…được đánh giá là những phương pháp rèn luyện sức khỏe rất tốt dành cho những người bị thoái hóa khớp.
Lưu ý: người bị thoái hóa khớp, mỗi lần đi bộ không nên đi quá 30 phút. Trước khi đi bộ, hãy dành ra khoảng 5 - 10 phút để gập duỗi gối, tập căng cơ cẳng chân, đây là cách tốt nhất giúp làm nóng khớp gối. Sau khi đi bộ xong, không nên ngồi nghỉ ngay mà hãy nhẹ nhàng vận động gối rồi mới ngồi nghỉ.
Như vậy, mỗi người đều cần có chế độ luyện tập, vận động và nghỉ ngơi phù hợp để tránh thoái hóa khớp. Đồng thời khi vận động và luyện tập cũng cần lựa chọn môn thể thao có nhịp độ vận động phù hợp với tuổi tác cũng như tình trạng sức khỏe của mình để quá trình luyện tập có hiệu quả và tốt nhất cho sức khỏe.
Sau khi thể dục thể thao các bạn có thể sử dụng máy massage chân hoặc ghế massage toàn thân để thư giãn cơ bắp, tăng tuần hoàn máu. Để cũng là một cách tuyệt vời để giảm nguy cơ bị thoái hóa khớp sớm.