Viêm mũi họng là tình trạng viêm cấp tính đường hô hấp trên với các triệu chứng phổ biến như hắt hơi, sổ mũi, ho, đau đầu,… thậm chí là đau nhức mỏi toàn thân. Các trường hợp bị viêm mũi họng cấp thường có nguyên nhân chủ yếulà do nhiễm virus hoặc dị ứng, kích ứng đường hô hấp. Bệnh viêm mũi họng xảy ra nhiều nhất vào mùa đông lạnh.
Những nguyên nhân gây bệnh Viêm mũi họng
Do nhiễm trùng
Đa phần những trường hợp bị viêm mũi họng cấp là do nhiễm trùng, nhiễm virus. Có hàng trăm loại virus có thể gây viêm mũi họng như: Coronavirus, nhóm virus cúm,…trong đó phổ biến nhất là nhóm rhinovirus.
Khi bị viêm mũi họng do nhiễm virus thường là lành tính và sẽ tự khỏi bệnh sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, đối với trường hợp bị bội nhiễm thêm vi khuẩn thì tình trạng bệnh sẽ nặng và người bệnh phải dùng kháng sinh điều trị để tránh bị nhiễm trùng hoặc tiến triển thành bệnh mãn tính.
Các loại vi khuẩn gây viêm mũi họng: Vi khuẩn Hemophillus Influenzae, vi khuẩn phế cầu, vi khuẩn tụ cầu … Tuy nhiên, nguy hiểm nhất là các liên cầu nhóm A, bởi vì nó có thể gây biến chứng nguy hiểm như: thấp khớp cấp, viêm cầu thận cấp,…
Viêm họng do nấm
Đây là nguyên nhân hiếm gặp, tuy nhiên viêm mũi họng cấp do nhiễm trùng rất dễ lây lan qua đường hô hấp thông qua các giọt nước bọt li ti bắn ra không khí.
Ngoài ra, vi khuẩn còn có thể lây nhiễm khi chúng ta chạm vào các vật thể có vi khuẩn như tay nắm cửa, đồ chơi hoặc điện thoại,… rồi đưa tay lên dụi mắt, mũi hoặc miệng của mình.
Những nơi virus hoặc vi khuẩn có thể lây lan nhanh nhiều nhất đó là nơi công cộng như lớp học, văn phòng, trên xe buýt…
Các nguyên nhân khác gây viêm mũi họng
- Do thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt vào giai đoạn giao mùa như thu sang đông, xuân sang hè…
- Tình trạng bị kích ứng khói xe, bụi bẩn, khói thuốc lá,…
- Do bị dị ứng với các chất từ phấn hoa, thức ăn, mỹ phẩm,…
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm mũi họng
Sau khi bị viêm mũi họng từ 1 – 3 ngày, người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng kéo dài khoảng 10 ngày như: Bị chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; Bị chảy dịch mũi sau; Người bệnh bị ho, hắt xì; Có cảm giác bị đau hoặc rát họng; Cảm thấy mắt bị ngứa hoặc chảy nước mắt; Xuất hiện dấu hiệu nhức đầu, mệt mỏi, bị sốt nhẹ; Cảm giác đau khắp người…
Các triệu chứng kể trên có thể không xuất hiện cùng lúc trên một người bệnh, nó có thể khiến người bệnh khó chịu nhưng không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
Khi bị viêm mũi họng cần thận trọng với các triệu chứng, bao gồm:
- Người bệnh bị ho nặng tiếng kèm theo triệu chứng có đờm màu xanh, xám, đục …khi khạc ra;
- Người bệnh bị sốt cao > 38,5 độ và cảm thấy rét run;
- Tình trạng họng đau rát khó chịu;
- Amidan bị sưng to, hơi thở có mùi hôi;
- Nội soi tai mũi họng có thể phát hiện tình trạng viêm xuất tiết, chảy mủ;
- Khi làm xét nghiệm công thức máu thấy bạch cầu tăng…
Phương pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ viêm mũi
Một số cách giúp phòng tránh bệnh viêm mũi
Trang bị máy làm ẩm hoặc dùng bình phun hơi;
Có thể dùng một muỗng cà phê muối pha với nước ấm để súc miệng sẽ làm giảm cảm giác đau họng;
Pha mật ong vào nước ấm để uống cũng sẽ giúp xoa dịu cơn đau. Tuy nhiên, cần lưu ý không được dùng cho trẻ dưới 1 tuổi;
Không hút thuốc lá và cũng cần tránh xa khói thuốc.
Để phòng ngừa viêm họng do thời tiết các bạn có thể áp dụng liệu pháp massage có sử dụng nhiệt, hoặc sử dụng các ghế massage hiện đại được trang bị chế độ nhiệt hồng ngoại, cho phép kết hợp xoa bóp bấm huyệt với nhiệt nóng để tăng tính năng trị liệu.
=> Lưu ý: Không áp dụng các phương pháp điều trị ở người lớn để áp dụng cho trẻ nhỏ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Một số điểm cần lưu ý khi trẻ bị viêm mũi họng
- Giữ ấm cơ thể của trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng đờm và dễ tống đờm ra ngoài hơn để mau khỏi bệnh.
- Không cho trẻ dùng các loại thuốc chống sổ mũi như chlorpheramin hoặc desloratadin. Bởi vì thuốc chống sổ mũi có cơ chế làm khô đờm sẽ kích thích khiến bé ho nhiều hơn.
Không dùng các loại thuốc loãng đờm, nhất là đối với trẻ nhỏ bởi cơ chế của thuốc này là làm đờm loãng ra thành nhiều mảnh, khi trẻ chưa biết khạc đờm ra, nó cũng sẽ khiến tình trạng ho của bé nặng hơn.
- Thông thường, thời gian trẻ ho khi bị bệnh viêm mũi họng có thể kéo dài từ 2 - 3 tuần, kể cả khi bé đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu thấy bé hết sốt, tỉnh táo và chơi ngoan thì cha mẹ cũng không cần lo lắng mà chỉ cần theo dõi thêm.
Phương pháp điều trị bệnh viêm mũi họng
Nếu viêm mũi họng do virus thì không thể trị khỏi bệnh bằng kháng sinh. Do vậy, việc điều trị sẽ chủ yếu nhằm mục đích giảm triệu chứng giúp người bệnh bớt khó chịu. Thông thường, nếu người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều nước thì triệu chứng của bệnh sẽ cải thiện sau vài ngày. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc giảm đau và giảm triệu chứng bệnh.