Tình trạng rối loạn giấc ngủ chính là một trong những rối loạn của hệ thần kinh. Mất ngủ có thể gây ra những cảm giác khó chịu và hậu quả nặng nề đối với sức khỏe, cũng như tinh thần của người bệnh.
Thế nào là rối loạn giấc ngủ?
Khi cuộc sống phát triển ngày càng hiện đại, nó càng khiến con người đối mặt với nhiều căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí nó còn khiến người ta lo lắng, trăn trở, từ đó bị rơi vào trạng thái khó ngủ, ngủ không ngon giấc, ngủ không sâu... Tuy nhiên, tất cả những yếu tố này đều chưa phải là bệnh mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ chính là một loại bệnh lý khi tình trạng này xảy ra trên 3 lần trong một tuần và kéo dài hơn một tháng.
Giấc ngủ là hoạt động kéo dài, nó có nhiệm vụ giúp cơ thể cân bằng các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, dao động nhịp của ngày và đêm, đồng thời đảm bảo cho hoạt động của đại não ở trạng thái thức tỉnh.
Con người sẽ ngủ trung bình khoảng 6 - 9 giờ mỗi đêm. Giấc ngủ phối hợp với những thay đổi về hô hấp, tim mạch, hormone, thân nhiệt..., chính là quá trình sinh lý bình thường của cơ thể.
Bệnh rối loạn giấc ngủ do 2 nguyên nhân chính gây ra, đó là:
- Nguyên nhân thứ phát: Đây là tình trạng rối loạn giấc ngủ do hậu quả của các căn bệnh khác như bệnh trầm cảm, bệnh tim, bệnh thận...
- Nguyên nhân tiên phát: Đây là tình trạng rối loạn giấc ngủ nhưng không có nguyên nhân rõ ràng.
Rối loạn giấc ngủ không phải xảy ra ở bất cứ ai cũng đều là bệnh lý, rất nhiều người bị mất ngủ là biểu hiện bình thường như phụ nữ đang ở giai đoạn tiền mãn kinh hoặc nam giới ở giai đoạn mãn dục...
Nguyên nhân gây rối lạn giấc ngủ
Rất nhiều nghiên cứauđã cho thấy tình trạng rối loạn giấc ngủ xảy ra bởi chính cuộc sống hiện đại, sự bận rộn và căng thẳng đã khiến giấc ngủ của con người ngày càng ít đi. Những áp lực về tâm lý, sự căng thẳng, mệt mỏi đã sinh ra vô số gốc tự do. Khi các gốc tự do tấn công mạnh vào thành động mạch não, nó đã gây ra những tổn thương nghiêm trọng như:
- Hình thành các mảng xơ vữa động mạch và cục huyết khối gây hẹp động mạch.
- Làm cản trở quá trình máu lưu thông.
- Cản trở quá trình vận chuyển oxy và dưỡng chất cần thiết tới não…
Nếu các tế bào não bị thiếu dưỡng chất để hoạt động, thời gian lâu dần sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc hệ của thần kinh và gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Ngoài ra, các gốc tự do cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tế bào não và làm rối loạn chức năng não. Các vùng não chi phối giấc ngủ do bị ảnh hưởng mà không thể phối hợp nhịp nhàng, làm ngắt quãng các dây dẫn truyền thần kinh sẽ khiến giấc ngủ bị trật nhịp,gây ra tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ mơ màng…
Khi tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài, nó sẽ gây ảnh hưởng ngược trở lại não bộ, làm tổn thương tế bào thần kinh, gây thoái hóa não. Kết quả một số nghiên cứu cho thấy, khi bị rối loạn giấc ngủ lâu dài có thể làm giảm tới > 20% khối lượng não bộ và gây ra các triệu chứng như: Suy giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn vận động, tăng nguy cơ mắc trầm cảm...
Rối loạn giấc ngủ nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở thành bệnh mãn tính và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác như: Bệnh tiểu đường, cao huyết áp, đột quỵ não, suy tim, đột tử…
Những triệu chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp
- Dấu hiệu mất ngủ thường gặp: Người bệnh thường khó đi vào giấc ngủ; Dễ bị tỉnh giấc bất chợt; Bị mất ngủ giữa chừng; Thức dậy sớm.
- Triệu chứng ngủ nhiều: Người bệnh có thể ngủ từ 8 - 12 tiếng mỗi đêm và rất khó tỉnh dậy vào buổi sáng. Tình trạng ngủ nhiều thường diễn ra trong thời gian ít nhất 30 ngày, người bệnh luôn trong trạng thái buồn ngủ, không tỉnh táo, đãng trí và mất tập trung.
Biện pháp điều trị rối loạn giấc ngủ
Cách điều trị rối loạn giấc ngủ hiệu quả nhất chính là tìm ra nguyên nhân và điều trị nguyên nhân.
Một số biện pháp điều trị mất ngủ mãn tính hiệu quả:
Vệ sinh giấc ngủ
Điều này sẽ giúp thúc đẩy để có được chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Thực hiện vệ sinh giấc ngủ bằng cách:
- Mỗi ngày hãy thức giấc cùng một giờ;
- Cần giới hạn thời gian nằm trên giường trước khi ngủ;
- Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu…;
- Mỗi buổi sáng hãy luyện tập các bài tập sôi nổi;
- Nghe đài, xem tivi hoặc đọc sách;
- Thực hiện liệu pháp massage, sử dụng ghế massage hoặc ngâm chân với nước ấm khoảng 20 phút trước khi đi ngủ;
- Luyện cách ăn vào một giờ nhất định trong ngày, nên ăn ít trước khi ngủ…
Có chế độ ăn uống phù hợp:
Sử dụng thực phẩm tốt cho giấc ngủ như trà hoa cúc, nước mật ong ấm, bột yến mạch… Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc Tây y để điều trị mất ngủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hoặc áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc Đông y.
Thực hiện liệu pháp tâm lý
Thư giãn đơn giản với việc ngồi thiền, tập yoga…