Tăng huyết áp cấp cứu là khi huyết áp của người bệnh tăng rất cao, chỉ số huyết áp tâm thu đo được >180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương đo được >120 mmHg. Khi bị tăng huyết áp cấp cứu sẽ đe dọa hoặc tổn thương cơ quan đích, làm cho cơ quan đó bị suy giảm chức năng tiến triển hoặc khởi phát.
Các loại tăng huyết áp cấp cứu
* Tăng huyết áp cấp cứu được phân loại theo chẩn đoán và điều trị y tế
Tình trạng huyết áp tăng cao khi huyết áp tâm trương > 120mmHg được chia thành:
- Tăng huyết áp kịch phát
- Tăng huyết áp khẩn cấp
- Tăng huyết áp ác tính
* Phân loại tăng huyết áp theo Ủy ban quốc gia
- Tăng huyết áp kịch phát
Là tình trạng cơn huyết áp tăng cao đột ngột và không kèm tổn thương cơ quan đích với chỉ số huyết áp tâm thu >220mmHg và tâm trương > 120mmHg.
Để điều trị cơn tăng huyết áp kịch phát có thể dùng thuốc đường uống hạ huyết áp trong vòng 14 – 48 giờ. Người bệnh cần được theo dõi tại bệnh viện trong 24 - 48 giờ hoặc nhiều hơn về khả năng đáp ứng với thuốc và tác dụng phụ hay biến chứng.
- Tăng huyết áp khẩn cấp
Là tình trạng cơn tăng huyết áp kèm tổn thương cơ quan đích.
Mục tiêu để điều trị cơn tăng huyết áp khẩn cấp chính là trong vài phút đến vài giờ, huyết áp phải được hạ xuống mức trung bình 25% hay huyết áp tâm trương < 110 mmHg.
Dấu hiệu nhận biết tăng huyết áp cấp cứu
Những dấu hiệu của cơn tăng huyết áp cấp cứu:
- Người bệnh cảm thấy đau đầu dữ dội, xuất huyết não, thậm chí là đột quỵ
- Bị suy tim trái cấp gây khó thở
- Đáy mắt bị tổn thương gây xuất huyết
- Xuất hiện tình trạng suy thận cấp
- Động mạch chủ có thể bị phình bóc tách
- Chảy máu hệ động mạch cảnh ngoài…
Phương pháp điều trị tăng huyết áp cấp cứu
Khi người bệnh bị tăng huyết áp cấp cứu cần nhập viện ngay để được điều trị hạ huyết áp bằng tiêm thuốc đường tĩnh mạch. Điều trị đảm bảo mức hạ huyết áp trung bình không quá 25% trong vòng vài phút đến 1 giờ đầu tiên sau khi huyết áp tăng.
Trong vòng từ 2 – 6 giờ, cần đưa huyết áp về mức ổn định vớihuyết áp tâm thu xuống khoảng 160 mmHg và huyết áp tâm trương xuống khoảng 100-110 mmHg. Sau khoảng 24 – 48 giờ để huyết áp trở về mức bình thường.
Lưu ý: Khi điều trị tăng huyết áp cấp cứu cần tránh giảm huyết áp quá mức để tránh xảy ra chứng thiếu máu cục bộ ở thận, não hay động mạch vành.
Các loại thuốc sẽ được chỉ định bởi bác sĩ, dựa trên tình trạng cụ thể của người bệnh.
Để phòng ngừa huyết áp tăng, người bệnh nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, kiểm soát cảm xúc để không bị rơi vào tình trạng kích động.
Người bệnh có thể áp dụng liệu pháp massage để chăm sóc sức khỏe và thư giãn tinh thần. Trong trường hợp sử dụng ghế massage thì nên chọn loại ghế có mức độ ngả phù hợp để không gây áp lực cho tuần hoàn máu. Các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp massage cũng như loại ghế massage có thể sử dụng.