Mất ngủ hay còn gọi là rối loạn giấc ngủ. Đây là tình trạng khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ và gây thiếu ngủ. Mất ngủ có thể xảy ra trong thời gian ngắn từ vài đêm tới vài tuần, tuy nhiên có trường hợp bị mất ngủ tới vài tháng và kéo dài. Trường hợp bị mất ngủ triền miên, nếu không có biện pháp khắc phục sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, làm giảm năng suất làm việc và chất lượng cuộc sống.
Khi nào mất ngủ được coi là bất thường?
Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ. Tình trạng mất ngủ nếu diễn ra trong thời gian ngắn từ vài đêm tới vài tuần gọi là mất ngủ cấp tính. Nếu mất ngủ triền miên trong thời gian dài gọi là mất ngủ mãn tính.
Phân loại mất ngủ
- Mất ngủ nguyên phát: Đây là tình trạng mất ngủ mà nguyên nhân không liên quan tới bất kỳ tình trạng nào của sức khỏe.
- Mất ngủ thứ phát; Tình trạng mất ngủ xuất phát từ các vấn đề về sức khỏe như người mắc bệnh hen suyễn, bị trầm cảm, viêm khớp, ung thư… Hoặc do sử dụng một số loại thuốc điều trị; Do sử dụng chất kích thích như uống rượu, bia, cafein...
Những triệu chứng đi kèm với tình trạng mất ngủ
Người bệnh luôn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày.
Cơ thể mệt mỏi và dễ gắt gỏng.
Hay quên và mất tập trung…
Tình trạng mất ngủ sẽ được coi là bất thường khi nó diễn ra trong thời gian dài từ vài tuần cho tới vài tháng và kèm theo các triệu chứng nêu trên.
Khi bị mất ngủ cấp tính, nếu không có biện pháp cải thiện thì sẽ tiến triển thành mất ngủ mãn tính và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ
Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ nguyên phát:
- Do căng thẳng trong cuộc sống như bị mất người thân, mất việc, ly hôn…
- Mất ngủ do ảnh hưởng của môi trường xung quanh: Không gian, tiếng ồn, ánh sáng hoặc nhiệt độ.
- Trường hợp bị thay lịch trình giấc ngủ như trễ máy bay, thay đổi công việc mới…
Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ thứ phát:
- Do người bệnh gặp vấn đề sức khỏe như trầm cảm và lo lắng.
- Sử dụng thuốc trong điều trị dị ứng, cảm lạnh, trầm cảm, cao huyết áp…
- Bị đau hoặc trong người thấy khó chịu vào ban đêm.
- Do sử dụng các chất kích thích như café, thuốc lá hoặc rượu.
- Người mắc bệnh cường giáp hoặc gặp vấn đề về nội tiết.
- Mắc hội chứng chân không yên hoặc bị chứng ngưng thở khi ngủ.
Một số yếu tố nguy cơ gây mất ngủ:
- Do bị bệnh lâu ngày.
- Người mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần.
- Do tính chất công việc, làm việc theo ca đêm hoặc ca luân phiên.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị chứng mất ngủ
Chẩn đoán mất ngủ
Bác sĩ sẽ khám sức khỏe và đưa ra một số câu hỏi để làm cơ sở chẩn đoán tình trạng mất ngủ.
Người bệnh có thể được yêu cầu ghi nhật ký trong thời gian vài tuần nhằm theo dõi kiểu ngủ và cảm giác trong ngày.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thực hiện các bài kiểm tra đặc biệt ở trung tâm giấc ngủ.
Điều trị mất ngủ
- Đối với trường hợp mất ngủ cấp tính: Trường hợp này có thể sẽ không cần phải điều trị. Bác sĩ sẽ kê cho người bệnh đơn thuốc ngủ trong thời gian ngắn để có tác dụng nhanh và tránh cơn buồn ngủ vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, người bệnh mất ngủ cần cần lưu ý không sử dụng thuốc ngủ không kê vì thuốc có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Đối với chứng mất ngủ mãn tính: Người bệnh có thể được tư vấn thực hiện phương pháp trị liệu bằng liệu pháp hành vi. Đây là cách làm thay đổi những yếu tố khiến chứng mất ngủ trở nên tồi tệ hơn để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Biến chứng khi bị mất ngủ kéo dài
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng, bởi thời điểm chúng ta ngủ chính là lúc để cơ thể và bộ não nghỉ ngơi, tự chữa. Vì thế, khi tình trạng mất ngủ xảy ra trong thời gian dài nếu không được can thiệp sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý mãn tính như: Bệnh đái tháo đường, huyết áp cao, thừa cân béo phì và trầm cảm,...
Rất dễ bị té ngã.
Cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt.
Phản ứng chậm chạp, dễ gặp tai nạn giao thông.
Một số cách giúp phòng tránh chứng mất ngủ
Duy trì nhịp sinh học của cơ thể ổn định bằng cách tạo thói quen tốt, đi ngủ và thức dậy theo giờ cố định, không ngủ trưa quá dài.
Tránh sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại, tivi… sát giờ ngủ.
Không nên sử dụng caffeine, thuốc là và rượu vào buổi tối.
Tập thể dục thường xuyên với các bài tập phù hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý luyện tập cách thời gian ngủ ít nhất 3 – 4 giờ.
Tránh ăn quá no vào buổi tối, thay vào đó hãy ăn nhẹ hoặc uống sữa ấm trước khi ngủ.
Cải thiện không gian phòng ngủ thoải mái, đảm bảo yên tĩnh, tránh ánh sáng và tiếng ồn.
Tạo thói quen thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc hoặc ngồi thiền,...
Chỉ nên ngủ trên giường, những cần lưu ý tránh nằm trên giường khi không buồn ngủ.
Luôn giữ tâm trạng thoải mái để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Massage xoa bóp hoặc sử dụng ghế massage để thư giãn các cơ, làm dịu tinh thần giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ cũng như ngủ ngon giấc hơn.