Các bệnh lý liên quan tới tim như: Cao huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh viêm cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim… là những bệnh lý có diễn biến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Bệnh cao huyết áp
Huyết áp cao là bệnh lý mãn tính. Huyết áp tăng khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp cao được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu > 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >= 90mmHg.
Huyết áp tăng cao sẽ gây áp lực cho tim và là yếu tố nguy cơ của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim,...
Có tới 9% trường hợp người trưởng thành mắc bệnh huyết áp cao không rõ nguyên nhân được gọi là tăng huyết áp nguyên phát. 10% còn lại xác định được nguyên nhân gây bệnh gọi là tăng huyết áp thứ phát.
Bệnh liên quan tới van tim
Có hai dạng bệnh liên quan tới van tim thường gặp đó là: hở van tim và hẹp van tim. Khi bệnh van tim xảy ra sẽ khiến cho một hoặc nhiều van tim không thực hiện tốt chức năng đóng mở cho máu lưu thông theo một chiều.
Bệnh hẹp van tim
Hẹp van tim xảy ra khi lá van không còn mềm mại, nó bị dày hoặc dính các mép van làmhạn chế khả năng mở, đồng thời cản trở sự lưu thông của máu qua đó. Van tim hẹp khiếntim phải bơm mạnh hơn để đẩy máu qua chỗ hẹp.
Bệnh hở van tim
Hở van tim là khi van không thể đóng kín khiến cho một phần máu bị trào ngược trở lại buồng tim.
Nguyên nhân gây hở van tim là do:
Van tim bị co rút;
Van bị thoái hóa hoặc giãn vòng;
Do dây chằng van quá dài hoặc đứt dây chằng treo van tim.
Khi van tim bị hở, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để bù đắp khối lượng máu bị thiếu hụt do trào ngược, đồng thời xử lý khối lượng máu tồn dư cho lần co bóp tiếp theo.
=> Một số trường hợp người bệnh bị cả hở van tim và hẹp van tim.
Bệnh xơ vữa mạch máu
Chức năng của hệ thống động mạch là vận chuyển máu từ tim, mang nhiều oxy và dưỡng chất đi nuôi cơ thể. Theo thời gian, chất béo, cholesterol và các chất khác lắng đọng vào thành mạch gây hẹp lòng mạch, cản trở dòng máu lưu thông, tình trạng này được gọi là xơ vữa mạch máu.
Hệ thống mạch có thể xảy ra xơ vữa đó là: Mạch cảnh, mạch vành, mạch chi dưới...
Xơ vữa mạch máu thường diễn ra âm thầm, nó có thể bắt đầu ngay từ khi chúng ta còn trẻ với một số tác nhân có thể gây hại cho mạch máu như: Cao huyết áp, đường huyết cao, lipidtrong máu cao, do hút thuốc lá…
Tình trạng thiếu máu cơ tim
Bệnh thiếu máu cơ tim còn có tên gọi khác là thiếu máu cục bộ cơ tim. Thiếu máu cơ tim xảy ra khi lưu lượng máu chảy đến tim bị giảm, điều này khiến cho hoạt động co bóp của tim bị hạn chế do không thể tiếp nhận đủ lượng oxy cần thiết.
Lượng máu đến tim giảm có thể do một phần hoặc toàn bộ các nhánh của động mạch tim bị tắc nghẽn được gọi là bệnh mạch vành. Có tới 90% trường hợp thiếu máu cơ tim là do xơ vữa động mạch vành.
Khi cơ tim bị thiếu máu sẽ làm giảm khả năng bơm máu của tim, khiến cơ tim bị tổn thương dẫn tới tình trạng loạn nhịp hoặc nhồi máu cơ tim.
* Triệu chứng thường gặp nhất khi bị thiếu máu cơ tim đó là:
- Người bệnh bị đau thắt ở vùng ngực, đau lan lên vùng cổ hoặc hàm, đau vai hoặc cánh tay.
- Nhịp tim tăng nhanh;
- Người bệnh có dấu hiệu khó thở khi vận động cơ thể;
- Cảm thấy buồn nôn và nôn;
- Cơ thể đổ nhiều mồ hôi và cảm thấy mệt mỏi.
Bệnh nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm xảy ra khi một hoặc nhiều nhánh động mạch vành nuôi dưỡng cơ tim bị tắc nghẽn. Tình trạng tắc nghẽn khiến cơ tim bị thiếu máu và dần hoại tử. Nếu không được điều trị kịp thời cơ tim bị hoại tử sẽ hình thành sẹo và tăng nguy cơ biến chứng gây suy tim.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng nhồi máu cơ tim: Có tới 90% người bệnh bị nhồi máu cơ tim là do xơ vữa động mạch vành. Nguyên nhân đầu tiên là trong lòng mạch xuất hiện cục máu đông gây tắc nghẽn. Máu đông xuất hiện khi cholesterol và các thành phần mỡ máu khác lắng đọng trong thành mạch và hình thành các mảng xơ vữa ngăn cản máu đến nuôi dưỡng tim.
Những người có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim: Người cao tuổi; Người nghiện thuốc lá; Người bị thừa cân, béo phì; Những người mắc các chứng rối loạn chuyển hóa kèm theo như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipit máu; Người có tiền sử trong gia đình có người thân mắc bệnh tim mạch…
Bệnh viêm cơ tim
Bệnh viêm cơ tim xảy ra ở cả người khỏe mạnh, không bị bệnh tim, đó là khi người bệnh bị nhiễm trùng, nhiễm hóa chất, do sự gia tăng hormone tuyến giáphoặc một số trường hợp không rõ nguyên nhân.
Dấu hiệu và triệu chứng: Ở giai đoạn đầu bị viêm cơ tim thường không có dấu hiệu rõ ràng, tới khi bệnh tiến triển nặng mới xuất hiện các triệuchứng như: Người bệnh bị khó thở, chóng mặt, bị ho, cơ thể mệt mỏi, đau ngực, chân bị sưng, huyết áp tăng cao...
Để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch một cách hiệu quả, trong đời sống hàng ngày các bạn cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, kết hợp với liệu pháp massage cũng như sử dụng ghế massage tại nhà để chăm sóc sức khỏe thường xuyên.