Thoái hóa khớp, đặc biệt thoái hóa khớp háng là bệnh thường gặp ở những người trưởng thành và gặp nhiều ở người cao tuổi. Người mắc bệnh thoái hóa khớp háng sẽ bị biến đổi cấu trúc của khớp. Thông thường bệnh này sẽ diễn biến một cách âm thầm khó phát hiện, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị sớm nó có thể gây những biến chứng khó lường, có thể dẫn tới tàn phế.
Thoái hóa khớp háng là gì?
Khớp háng có hệ thống xương bao gồm chỏm xương đùi có hình cầu và ổ chảo của xương chậu. Bình thường, sụn khớp sẽ bao phủ trên bề mặt của khớp háng với cấu trúc đàn hồi và trơn nhẵn, cấu trúc này là mặt phẳng giúp hai đầu xương trượt lên nhau, di chuyển dễ dàng. Bề mặt của khớp được màng hoạt dịch bao phủ. Chính màng dịch này sẽ sản xuất ra lượng chất lỏng nhỏ với nhiệm vụ bôi trơn sụn và cung cấp dinh dưỡng đồng thời hỗ trợ cho việc khớp di chuyển.
Nếu phần xương sụn khỏe mạnh cũng sẽ tự bổ sung dinh dưỡng, giúp giảm áp lực, cho khớp háng hoạt động dễ dàng.
Bình thường, khi cơ thể hoạt động, di chuyển đứng hoặc ngồi thì khớp háng cũng chịu lực tác động lớn, vì vậy theo thời gian sẽ xảy ra quá trình lão hóa tự nhiên. Những tác động cơ học, các bệnh lý tổn thương sụn khớp sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp háng. Khi nghi ngờ các triệu chứng của bệnh lý về khớp háng hãy đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Những nguyên nhân dẫn tới bệnh thoái hóa khớp háng
Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến bệnh thoái hóa khớp háng thường do nguyên phát, người cao tuổi sẽ chiếm tỷ lệ cao mắc bệnh này.
Những nguyên nhân thứ phát gây bệnh gồm
- Những người có tiền sử viêm khớp háng
- Người từng gặp các chấn thương trong lao động, khi chơi thể thao như: gãy xương đùi, trật khớp háng…
- Chỏm xương đùi bị hoại tử vô khuẩn
- Người có khớp háng bất thường do bẩm sinh như: chân cao thấp, ổ cối bị lồi…những tật bẩm sinh này sẽ tạo áp lực, chèn khớp háng dẫn đến nguy cơ khớp háng bị thoái hóa.
- Do một số bệnh toàn thân như gout, đái tháo đường biến chứng.
- Những người lạm dụng chất kích thích như uống rượu, bi, hút thuốc lá, người ăn uống không khoa học bị thiếu chất dinh dưỡng cũng dễ mắc bệnh về khớp háng.
-Người béo phì, thừa cân sẽ tăng áp lực lên các khớp cũng dễ gặp nguy cơ thoái hóa khớp háng.
Triệu chứng nhận biết thoái hóa khớp háng
Các cơn đau là triệu thường gặp nhất: Đầu tiên cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng bẹn, sau lan xuống đùi. Khi người bệnh vận động, cơn đau sẽ tăng lên, thậm chí khi đứng lâu hoặc thời tiết thay đổi cũng cảm thấy đau.
- Khi vận động, co duỗi khớp háng sẽ cảm thấy mỏi khớp và tê cứng.
- Cơn đau còn xuất hiện khi bước lên xuống cầu thang, các động tác như ngồi xổm cũng bị hạn chế…
- Càng về sau cơn đau càng xuất hiện thường xuyên và liên tục nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Cơn đau sẽ khiến người bệnh khó khăn trong các động tác xoay người, gập người hoặc dạng chân…
Bệnh thoái hóa khớp háng tiến triển ra sao?
Thường thì bệnh này có diễn biến chậm, nó có thể kéo dài trong nhiều năm. Tuy nhiên với những người thường xuyên uống rượu, bia, hút thuốc lá… hoặc người lao động nặng nhọc thì bệnh sẽ biểu hiện nhanh hơn.
- Khi người bệnh phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời sẽ giúp làm chậm quá trình tiển triển của thoái hóa khớp, sẽ giúp mọi hoạt động, vận động dễ dàng hơn, không gây khó khăn khi khớp vận động.
- Trong trường hợp phát hiện muộn và không được điều trị kịp thời, bệnh thoái hóa khớp háng sẽ biến chứng làm ảnh hưởng tới các hoạt động cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Bởi một số triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp háng trong giai đoạn đầu sẽ dễ bị nhầm với một số bệnh lý khác và các cơn đau cũng không thường xuyên xuất hiện nên người bệnh dễ chủ quan và bỏ qua. Khi bệnh được phát hiện thì đã ở giai đoạn nặng, rất có thể phải dùng phương pháp phẫu thuật, thậm chí phải thay cả khớp háng.
Những biến chứng do thoái hóa khớp háng gây nên
Những cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên làm đảo lộn cuộc sống người bệnh như bị chứng mất ngủ, lo âu, dẫn tới trầm cảm…
- Đau đớn nhiều làm ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh, gây cản trở và khó khăn khi làm việc.
- Nếu hạn chế vận động có thể dẫn tới teo cơ vùng cạnh khớp háng, thậm chí còn làm mất khả năng gập người, xoay người hay dạng háng.
- Người bệnh có thể không đi lại được do khớp háng biến dạng, gây tàn phế.
- Nếu người bệnh không vận động được, không tiêu hao được năng lượng gây tăng, cân thừa cân sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch…
Để phòng ngừa thoái hóa khớp háng các bạn nên điều chỉnh lại chế đô ăn uống khoa học hơn, thường xuyên vận động, sử dụng massage trị liệu. Các ghế massage hiện đại không chỉ giảm đau mà còn giúp bạn phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.
Do thoái hóa khớp háng có tính chất bệnh diễn biến âm thầm nên nếu để bệnh kéo dài nhiều năm sẽ gây ra những biến chứng khó lường, ảnh hưởng không tốt tới chất lượng cuộc sống. Vì vậy ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mình mắc bệnh thoái hóa khớp háng, hãy tới ngay các cơ sở y tế thăm khám để được chẩn đoán và chỉ dẫn điều trị khịp thời, như vậy sẽ tránh được các cơn đau và tránh được nguy cơ bị tàn phế.