Những điều cần biết về chứng nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng trong khi ngủ là một chứng rối loạn vận động xảy ra trong giấc ngủ khiến cho 2 hàm răng nghiến chặt và tạo ra áp lực lên lên bề mặt răng, tạo ra các âm thanh ken két. Chứng này ảnh hưởng tiêu cực đến men răng, gây đau răng, đau ở hàm, trầm trọng hơn là rối loạn thái dương hàm, đau khớp hàm, và đau cơ hàm mãn tính.

Nhìn chung, chứng nghiến răng khi ngủ không quá nghiêm trọng, nhưng có thể dẫn tới một số biến chứng liên quan đến răng miệng. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những kiến thức về tình trạng này cũng như cách nhận biết và phòng ngừa nhé.

Chứng nghiến răng khi ngủ là gì?

Nghiến răng trong khi ngủ được xem là một hội chứng bệnh và không hiếm gặp. Khi bị mắc chứng này chúng ta có xu hướng nghiến răng trong vô thức hoặc khi ngủ. Khi tình trạng này kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên thì không những gây khó chịu cho người đang ngủ, mà còn ảnh hưởng cả đến những người ngủ cùng; Đồng thời khiến cho răng và hàm của người bệnh bị tổn thương, dễ mắc các rối loạn giấc ngủ khá, như ngừng thở trong khi ngủ.

Ngủ hay nghiến răng ở mức độ nhẹ thường không cần phỉa điều trị. Nhưng nghiến răng thường xuyên và ở mức độ nghiêm trọng thì cần phải đi khám bởi nguy cơ dẫn tới các biến chứng như rối loạn chức năng hàm, bị đau đầu, tổn thương răng…

Những điều cần biết về chứng nghiến răng khi ngủ

Tác hại của chứng nghiến răng khi ngủ

Ở mức độ nặng, tình trạng nghiến rang trong khi ngủ có thể tạo ra các ảnh hưởng tiêu cực sau đây:

- Tổn thương răng hoặc hàm

- Cảm thấy căng ở đầu, đau, nhức đầu

- Bị đu mặt hoặc hàm nặng

- Bị biến dạng khuôn mặt

- Khiến cho hội chứng rối loạn khớp thái dương – hàm trở nặng

- Chứng nghiến răng trong khi ngủ mãn tính sẽ gây mòn răng, gãy răng, rụng răng. 

Triệu chứng nghiến răng khi ngủ

Một số dấu hiệu sau cho phép chúng ta nhận biết chứng nghiến răng khi ngủ:

- Răng xiết hoặc nghiến vào nhau, trong nhiều trường hợp âm thanh phát ra lớn tới mức khiến cho người cùng ngủ thức giấc.

- Răng bị mòn, nứt, sứt, mẻ, lung lay.

- Bị mất men răng để lộ ra các lớp răng nằm sâu ở bên trong.

- Răng bị đau và nhạy cảm hơn.

- Diễn ra tình trạng mỏi hàm.

- Cơ hàm kém linh hoạt, hoặc bị chặt khiến chúng ta khó mở - đóng hoàn toàn.

- Đau nhức cổ, hàm, mặt.

- Có cảm giác như bị đau tai dù tai vẫn bình thường.

- Người bệnh bị đau ê dẩm đầu

- Bị tổn thương ở má trong do nhai.

- Giấc ngủ bị gián đoạn.

Những điều cần biết về chứng nghiến răng khi ngủ

Nguyên nhân khiến ngủ nghiến răng

Tình trạng nghiến răng khi ngủ có thể xảy ra do sự kết hợp của các yếu tố vật lý, tâm lý, di truyền:

- Cảm xúc lo lắng, căng thẳng, stress, tức giận, thất vọng, căng thẳng.

- Thói quen nghiền răng khi tập trung cao độ.

- Những rối loạn giấc ngủ, điển hình là ngừng thở trong khi ngủ.

* Các yếu tố làm tăng nguy cơ nghiến răng khi ngủ bao gồm:

- Stress: Khi chúng ta quá lo lắng, tức giận, thất vọng về một ai hay vấn đề gì đó, hoặc stress thì có thể nghiến răng.

- Tuổi tác: Chừng này thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng sẽ biến mất khi trưởng thành.

- Tính cách: Những người mang trong mình tính cách mạnh mẽ, dữ dội, ưa cạnh tranh, dễ bị kích động thường có xu hướng nghiến răng nhiều hơn.

- Thuốc: Một số thuốc điều trị tâm thần như thuốc chống trầm cảm có tác dụng phụ là gây nghiến răng trong khi ngủ.

- Chất kích thích: Bia, rượu, thuốc lá, cà phê…có thể làm tăng nguy cơ nghiến răng trong khi ngủ.

- Di truyền: Những người có thành viên trong nhà mắc hội chứng này cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn.

- Các rối loạn khác: Chứng nghiến răng khi ngủ có thể liên quan đến một số hội chứng rối loạn tâm thần như: Parkinson, trảo ngược dạ dày thực quản, động kinh, mất trí, khủng hoảng về đêm, tăng động, thiếu tập trung, ngừng thở trong khi ngủ.

Những điều cần biết về chứng nghiến răng khi ngủ

Chẩn đoán tình trạng nghiến răng khi ngủ

Để xác định nguyên nhân cụ thể gây chứng nghiến răng trong khi ngủ thì các bác sĩ thường hỏi về sức khỏe răng miệng, các loại thuốc điều trị đang sử dụng, thói quen ngủ, các sinh hoạt hàng ngày.

Các kiểm tra chi tiết giúp xác định tình trạng cụ thể:

- Mức độ đau nhức xảy ra ở các cơ hàm.

- Những bất thường liên quan tới răng miệng như vỡ răng, mất răng.

- Chụng X-quang để xác định các tổn thương liên quan đến răng miệng, tổn thương xương trong má, dưới má.

- Khám nha khoa chuyên sâu để phát hiện các chứng tương tự, như chứng rối loạn khớp thái dương – hàm.

Việc điều trị chứng nghiến răng khi ngủ bao gồm: Sử dụng thuốc, xử lý nha khoa, giảm căng thẳng, điều chỉnh hành vi, thay đổi sinh hoạt…

Để tránh khỏi tình trạng lo lắng, căng thẳng, stress, cũng như giúp dễ ngủ và ngủ ngon hơn, các bạn nên tập thể dục, áp dụng liệu pháp massage hoặc sử dụng ghế massage tại nhà để giúp thư giãn cả về thể chất cũng như tinh thần !

Bài viết liên quan

Hiểu về tình trạng đau nửa đầu vai gáy

Đau đầu nửa vai gáy là khi cơn đau bắt đầu từ một bên đầu sau đó lan dần ra những khu vực xung quanh như cổ, vai, sau ...

Tinh dầu hoa hồng

Hoa hồng là cây thân gỗ, có nhiều cánh nhánh; Thân cây có nhiều gai nhỏ. Từ xa xưa, chị em phụ nữ đã sử dụng hoa hồng ...

Hiểu về tình trạng chuột rút trong khi ngủ

Chuột rút trong khi ngủ là tình trạng khá phổ biến. Thống kê cho thấy có khoảng 60% người lớn và 7% trẻ em bị tình ...

Dấu hiệu chấn thương ở tay, cách xử lý

Chấn thương ở tay là khá phổ biến, có thể do quá tải hoặc chấn thương thể thao, mang vác vật nặng, trong khi làm việc ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...