Những điều cần lưu ý khi chăm sóc người bị gãy xương bàn chân

Xương bàn chân là nơi chịu lực của cơ thể vì thế khi gặp chấn thương dễ dẫn tới gãy xương bàn chân, làm mất vận động và có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Khi xương bàn chân bị gãy, bó bột là phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay. Vậy khi chăm sóc người bị gãy xương bàn chân, cần lưu ý những gì để chấn thương nhanh hồi phục? Các bạn hãy cùng Okasa tìm hiểu trong nội dung được chia sẻ dưới đây.

Gãy xương bàn chân do nguyên nhân nào gây ra?

Gãy xương bàn chân do nhiều nguyên nhân gây ra, song đa phần phải kể đến một số yếu tố như:

- Khi chơi thể thao như chơi đá bóng, do va chạm khiến ngón chân va vào vật cứng

- Khi ngã từ trên cao xuống do va đập bất thường khiến gót chân gãy.

- Bàn chân có các động tác bất thường khiến trật chân, bong gân 

Một số triệu chứng nhận biết xương bàn chân bị gãy:

- Bầm tím, đau vùng xương gãy, chạm nhẹ cũng đau nhói

- Vùng xương bị gãy sưng to

- Người bệnh không vận động được chỗ gãy xương

- Vùng xương bàn chân mất đi sự liên tục

- Bàn chân bị teo hoặc bị biến dạng, xương có thể gãy chọc ra bên ngoài.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc người bị gãy xương bàn chân

Những yếu tố làm tăng nguy cơ gãy xương bàn chân

- Những người thường tham gia các môn thể thao có cường độ cao như: bóng đá, thể dục dụng cụ, quần vợt…

- Luyện tập thể thao không đúng kỹ thuật, sử dụng sai trang thiết bị thể thao

- Mang giày không vừa với bàn chân, giày bị mòn cũ quá, vận động sai cách… khiến chân bị mỏi gây té ngã cũng có thể dẫn tới nguy cơ gãy xương bàn chân.

- Khi vận động tăng tần suất đột ngột.

- Tính chất nghề nghiệp: Những người làm nơi công trường xây dựng dễ bị vật nặng rơi vào chân hoặc bị ngã từ trên cao xuống khiến bàn chân bị gãy…

- Đi lại, vận động trong môi trường thiếu ánh sáng, đồ đạc không được sắp xếp ngăn nắp dễ dẫn tới bị vấp ngã gây chấn thương gãy xương bàn chân.

- Những người bị mắc các bệnh lý về xương:Người bị loãng xương, ung thư xương có nhiều nguy cơ gãy xương hơn người bình thường.

- Trẻ em có tỉ lệ bị gãy xương bàn chân cao hơn người lớn 

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc người bị gãy xương bàn chân

Chẩn đoán khi bị gãy xương bàn chân

Một số dấu hiệu sau cho thấy bạn chắc chắn đã bị gãy xương bàn chân:

- Bàn chân bị biến dạng

- Mọi cử động nơi bàn chân đều bất thường

- Nghe tiếng xương kêu lạo xạo 

Một số dấu hiệu nghi ngờ xương bàn chân bị gãy:

- Vùng chân bị sưng

- Người bệnh cảm thấy đau nơi bàn chân

- Xuất hiện vết bầm tím

- Bàn chân không thể vận động bình thường 

Chẩn đoán để phân biệt gãy xương hay chỉ bị bong gân:

Thông thường, khi bị bong gân cũng có thể gây đau đớn, vùng chấn thương cũng sưng và bầm tím. Vì thế, nếu không thể xác định chắc chắn bị bong gân hay bị gãy xương, bác sĩ có thể chỉ định một số cận lâm sàng qua hình ảnh hỗ trợ để chẩn đoán như:

- Chụp phim x-quang: đây là phương pháp phổ biến sử dụng trong chẩn đoán gãy xương.

- Ngoài ra, một số phương pháp cũng có thể được áp dụng giúp chẩn đoán gãy xương: Chụp CT; Chụp MRI; Siêu âm.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc người bị gãy xương bàn chân

Sau bó bột gãy xương bàn chân cần lưu ý những gì?

Bị gãy xương chân, sau khi bó bột, bác sĩ cần kiểm tra tình trạng các ngón chân của bệnh nhân, đề phòng các triệu chứng ngón chân bị sưng, tím tái đổi màu, bệnh nhân có bị tê bì mất cảm giác ở chân không…nếu xuất hiện các triệu chứng này có thể do việc bột bó quá chật sẽ cản trở máu lưu thông, nếu không kiểm tra kỹ, để tình trạng nặng kéo dài quá 6 tiếng đồng hồcó thể dẫn tới hoại tử và thậm chí là đoạn chi.

Sau khi được bó bột, bệnh nhân sẽ cảm giác chân bị nề, bột căng tức… đây là do ứ chệ tuần hoàn vùng xương gãy kích thích máu tới nuôi ổ gãy nhiều hơn nên khi tình trạng lưu thông máu bị cản trở sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau, tức nơi vùng gãy.

Một số phương pháp giúp giảm bớt sưng đau sau khi bó bột gãy xương bàn chân:

- Người bệnh cần tập vận động sớm, vận động nhẹ nhàng sẽ tạo sự co cơ ép tĩnh mạch máu ngoại vi, máu dễ dàng trở về tim đồng thời giảm được sưng nề.

- Người bệnh có thể tập gồng cơ trong bột để tránh tình trạng teo cơ và cũng giúp khả năng vận động trở lại sẽ nhanh chóng hơn.

- Sau bó bột, hãy kê vùng chân bị gãy cao hơn so với tim khoảng 20cm, như vậy sẽ giúp lưu thông máu tĩnh mạch dễ dàng hơn.

- Một số người bệnh vẫn gặp phải tình trạng chân bị sưng nề sau khi đã tháo bột, điều này là hiện tượng bình thường vì trong thời gian bó bột các chi ít vận động nên các mạch máu chưa hoạt động bình thường. Tuy nhiên có một số trường hợp bị viêm da, vì thế người bệnh nên tới các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và có phương pháp điều trị phù hợp.

Khi tháo bột mà vùng chấn thương vẫn còn sưng nề, người bệnh tuyệt đối không được xoa dầu nóng tại khu vực đó, chỉ có thể chườm lạnh để giảm sưng. 

Tương tự như vậy, bạn cũng không nên sử dụng chế độ nhiệt nóng trên ghế massage, vì về lâu dài có thể gây xơ hóa cơ.

Liệu pháp massage, ghế massage có tác dụng giảm đau. Đối với những người thường xuyên vận động, trước khi thể dục - thể thao các bạn nên khởi động kỹ, có thể áp dụng sports massage và sau khi luyện tập và thi đấu. Massage, hoặc sử dụng máy massage sẽ giúp bạn tăng cường vận động, nhanh chóng bình phục một số chấn thương, giảm căng mỏi và đau nhức cơ, đồng thời giảm nguy cơ chấn thương gãy xương bàn chân một cách hiệu quả!

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Những điều cần biết về thay lại khớp háng

Khi bị gãy xương đùi thì thay khớp háng là phương pháp điều trị phổ biến. Phẫu thuật thay khớp háng rất phức tạp và chi ...

10 nguyên nhân gây đau chân

Đau chân do rất nhiều nguyên nhân, nhiều bệnh lý khác nhau gây ra, từ bệnh nhẹ tới bệnh có thể gây nguy hiểm cho tính ...

Hiểu về mật độ xương và bệnh loãng xương

Loãng xương là bệnh lý thường xảy ra nhiều nhất ở người cao tuổi, ở giai đoạn sớm, bệnh sẽ âm thầm diễn biến và thường ...

Phương pháp massage bàn chân giúp giảm đau ...

Theo Đông y: Bàn chân chứa tới 300 huyệt đạo khác nhau. Vì thế từ xa xưa việc chăm sóc bàn chân đã rất được chú trọng. ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...