Những nguy cơ có thể xảy ra khi bị mất ngủ mãn tính

Mất ngủ mãn tính còn có tên gọi khác là bệnh mất ngủ kinh niên. Đây là tình trạng nguy hiểm vì nó khiến người bệnh dễ rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm, thậm chí có thể gây ra các bệnh lý như tim mạch, cao huyết áp và có nguy cơ dễ bị đột quỵ.

Mất ngủ mãn tính và dấu hiệu nhận biết

Tình trạng mất ngủ mãn tính xảy ra khi chúng ta khó đi vào giấc ngủ và thường bị thức giấc giữa đêm hoặc dậy rất sớm, sau đó khó ngủ lại. Khi mất ngủ xảy ra dưới 1 tháng được gọi là mất ngủ cấp, còn bị mất ngủ trong thời gian dài lâu hơn 1 tháng gọi là mất ngủ mãn tính.

Những triệu chứng thường gặp khi bị mất ngủ mãn tính là:

- Người bệnh trằn trọc, rất khó để đi vào giấc ngủ.

- Tình trạng thường xuyên bị tỉnh giấc giữa đêm và rất khó ngủ trở lại.

- Thường bị thức giấc sớm.

- Cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu khi thức dậy.

- Sau khi ngủ dậy không cảm nhận được cảm giác nghỉ ngơi, phục hồi.

Những nguy cơ có thể xảy ra khi bị mất ngủ mãn tính

- Tinh thần luôn lờ đờ, uể oải, thiếu tỉnh táo, thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày.

- Luôn cảm thấy khó chịu, lo âu hoặc trầm cảm.

- Mất tập trung, giảm sự chú ý và khó ghi nhớ.

- Hay rơi vào trạng thái căng thẳng.

- Cảm thấy đau đầu, tâm trạng bồn chồn, dễ cáu giận…

- Khó khăn trong việc đưa ra quyết định quan trọng.

- Dễ bị tác động bởi người khác và môi trường xung quanh.

- Dễ bị ảo giác.

Nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính

Một số nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ mãn tính, bao gồm:

- Chất lượng cuộc sống giảm sút khiến con người rơi vào trạng thái bất ổn, dẫn tới mất ngủ.

- Do mắc các bệnh lý về xương khớp: Tình trạng đau nhức xương khớp về đêm khi bị thoái hoá đốt sống, thoái hóa khớp, loãng xương…sẽ cản trở giấc ngủ.

- Mắc các bệnh lý về tim mạch: Người bệnh cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, suy tim… thường bị đau tức ở ngực, khó thở, sau một thời gian sẽ dẫn đến mất ngủ mãn tính.

- Người bệnh mắc các bệnh về hô hấp: Một số bệnh hô hấp như giãn phế quản, hen phế quản… thường gây ho nhiều và khó thở nhất là về đêm, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Những nguy cơ có thể xảy ra khi bị mất ngủ mãn tính

- Trường hợp mắc các bệnh liên quan tới đường tiêu hoá: Bệnh nhân đau dạ dày, viêm đại tràng mãn tính, rối loạn tiêu hoá… sẽ gây ra các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu, trào ngược dạ dày… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ.

- Người mắc các bệnh về tiết niệu: Trường hợp bị sỏi thận, sỏi bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt, đái tháo đường…thường phải đi tiểu đêm nhiều, làm cản trở giấc ngủ.

- Mắc bện lý về tâm thần: Những bệnh nhân mắc bệnh lý liên quan đến tâm thần thường bị mất ngủ ãn tính kèm theo.

- Mất ngủ do yếu tố môi trường: Không gian ngủ chật hẹp, không sạch sẽ, tiếng ồn lớn… sẽ cản trở giấc ngủ sâu.

- Do ăn uống thiếu khoa học: Tình trạng ăn quá no, uống quá nhiều nước sát giờ ngủ, uống thức uống kích thích như rượu bia, trà, café… cũng gây ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ.

- Những người bị rối loạn tâm sinh lý: Trường hợp bị trầm cảm, tâm trạng tức giận, buồn rầu, lo lắng quá nhiều… sẽ khó đi vào giấc ngủ.

- Do thay đổi hormone gây mất ngủ: Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh có sự tăng, giảm các hormone cũng là những yếu tố gây ra bệnh mất ngủ mãn tính.

Mức độ nguy hiểm khi bị mất ngủ mãn tính và cách phòng tránh

Những nguy cơ có thể xảy ra khi bị mất ngủ mãn tính

Mất ngủ mãn tính gây nguy hiểm cho sức khỏe 

Khi mắc chứng mất ngủ mãn tính có thể gây thoái hóa tế bào, ngộ độc tế bào.

Tình trạng mất ngủ kéo dài là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý tim mạch, cao huyết áp vàtăng nguy cơ đột quỵ.

Ngoài ra, người bị mất ngủ mãn tính rất dễ bị thừa cân, béo phì, trở thành yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường. Những người gầy bị mất ngủ kéo dài sẽ tăng cholesterol, từ đó dễ bị đột quỵ.

Biện pháp phòng tránh bệnh mất ngủ mãn tính

- Tránh làm việc lao lực quá sức trước khi đi ngủ, bởi khi vận động nhiều sẽ làm tăng năng lượng, cholesterol, gây cản trở đi vào giấc ngủ.

- Trước khi ngủ cần giữ tâm trạng thư giãn, tránh những áp lực, lo âu gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.

- Chuẩn bị không gian phòng ngủ thông thoáng và yên tĩnh.

- Không dùng thức uống chứa các chất kích thích như rượu bia, café vào buổi tối hoặc sát giờ đi ngủ.

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, chế độ tập luyện và làm việc hợp lý.

Những nguy cơ có thể xảy ra khi bị mất ngủ mãn tính

- Áp dụng liệu pháp massage hoặc sử dụng ghế massage để giúp thư giãn cơ thể cũng như tinh thần, dễ ngủ hơn.

- Tránh lạm dụng thuốc ngủ trong thời gian dài để không bị phụ thuộc vào thuốc gây đau đầu, chóng mặt, dễ bị kích động… thậm chí phá vỡ chu kỳ thức – ngủ gây ra những biến chứng khó lường.

Trường hợp bị mất ngủ kéo dài hãy đi khám đề được tư vấn và có hướng điều trị sớm, để đảm bảo kết quả điều trị và tránh những hệ lụy lâu dài do mất ngủ gây ra.

Bài viết liên quan

Hiểu về massage tầng sinh môn cho bà bầu

Massage tầng sinh môn là một trong những biện pháp hỗ trợ sinh đẻ được các chuyên gia khuyên dùng cho các bà bầu. Bên ...

Hiểu về tình trạng bàn chân nóng

Nóng bàn chân hay bàn chân bị nóng là tình trạng không hiếm, có thể xảy ra do nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm ...

Biện pháp trị mất ngủ ở người trẻ tuổi

Rất nhiều người cho rằng chứng mất ngủ là bệnh của người già, tuy nhiên ngày nay tình trạng người trẻ tuổi bị mát ngủ ...

Stress có thể gây ảnh hưởng tới cơ hội mang ...

Phụ nữ khi thường xuyên bị căng thẳng cực độ có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nguyên nhân là do căng thẳng sẽ ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...