Suy tim cấp được hiểu là tình trạng những biểu hiện của hội chứng ở tim mạch xảy ra một cách đột ngột. Bệnh nhân cần được tiến hành cấp cứu ngay cùng với hồi sức tích cực; Nếu không có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Những yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng suy tim cấp
- Trường hợp bị bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn;
- Do người bệnh phải bất động trong thời gian dài sau khi phẫu thuật và có nguy cơ tắc mạch phổi cấp;
- Những người có nguy cơ bị bệnh mạch vành cũng có thể xuất hiện nhồi máu cơ tim cấp;
- Do yếu tố giới tính: Nam giới có tỉ lệ suy tim nhiều hơn nữ giới;
- Do yếu tố tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc suy tim;
- Những người hút thuốc là nhiều;
- Người bị bệnh đái tháo đường;
- Những người béo phì;
- Trường hợp bị rối loạn lipid máu: người bệnh có dấu hiệu tăng huyết áp không kiểm soát, bị rối loạn nhịp tim không được điều trị kịp thời…
Những yếu tố tố thúc đẩy tình trạng suy tim cấp trở nặng
Biến chứng sẽ khiến suy tim cấp trở nặng nhanh chóng
- Những trường hợp bị rối loạn nhịp tim:
+ Nhịp tim tăng quá nhanh;
+ Nhịp chậm nặng;
+ Tình trạng rối loạn dẫn truyền.
- Mắc hội chứng mạch vành cấp gây biến chứng cơ học:
+ Người bệnh bị vỡ vách liên thất;
+ Bị đứt dây chằng van hai lá...
- Trương hợp bị thuyên tắc phổi cấp
- Người có cơn tăng huyết áp cấp cứu
- Trường hợp bị ép tim
- Bị bóc tách động mạch chủ
- Người sau phẫu thuật và những vấn đề chu phẫu
- Người bị bệnh cơ tim chu sinh.
Yếu tố khiến suy tim có thể nặng lên từ từ
- Do bị nhiễm trùng
- Người bệnh mắc đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc hen phế quản
- Do bị thiếu máu
- Trương hợp bị suy giảm chức năng thận
- Những người không tuân thủ chế độ ăn kiêng hoặc sử dụng thuốc điều trị không theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Do bác sĩ kê sai đơn thuốc, do tương tác thuốc…
- Trường hợp tăng huyết áp không kiểm soát được.
- Do bệnh nhân nghiện rượu và các chất gây nghiện…
Cách phòng tránh bệnh suy tim
Để phòng tránh suy tim cũng như không khiến bệnh trở nặng thêm, người bệnh cần lưu ý:
- Không hút thuốc lá;
- Không dùng các chất kích thích như rượu, bia,...
- Xây dưng chế độ ăn lành mạnh: Ăn nhiều chất xơ; Thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật; Giảm muối trong mỗi khẩu phần ăn hàng ngày.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh béo phì.
- Thường xuyên lập luyện thể dục nhẹ nhàng, vừa sức; Kết hợp với liệu pháp massage (đơn giản như sử dụng ghế massage tại nhà) để chăm sóc sức khỏe.
- Kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp
- Uống thuốc đều đặn theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ hoặc dừng thuốc
- Thực hiện tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.