Cổ chân là vị trí thường bị bong gân nhất trong các chấn thương trên cơ thể. Khi bạn bị ngã, phụ nữ khi đi giày cao gót, hoặc những người chơi thể thao thuộc nhóm có nguy cơ cao nhất bị bong gân. Nếu trường hợp bong gân nhẹ thì chỉ cần điều trị tại nhà, nhưng có những người bị bong gân đứt dây chằng cổ chân thì sẽ phải phẫu thuật để nối gân.
Như thế nào là bong gân?
Tình trạng các dây chằng quanh khớp cổ chân bị rách một phần hoặc bị giãn quá mức khi gặp chấn thương gọi là bị bong gân cổ chân. Ai cũng có thể bị bong gân cổ chân và mức độ tổn thương của bong gân sẽ tùy thuộc vào mức độ tổn thương của dây chằng.
Tình trạng bong gân còn xảy ra khi khớp gối phải gập nhiều và bị chèn ép làm đứt dây chằng. Khi trọng lượng cơ thể dồn hết xuống cổ chân và bàn chân bị xoay vào trong là dạng phổ biến nhất dẫn tới bong gân cổ chân. Ngoài ra khi bạn vận động mạnh, chạy nhảy hoặc tập thể dục…bị trật chân cũng dẫn tới bong gân cổ chân.
Triệu chứng nhận biết bong gân
Sau khi bị chấn thương, khớp cổ chân sẽ bị và sưng, căng mọng, bầm tím làm giảm hoặc mất khả năng vận động. Khi đã qua tình trạng cấp tính, khi khám lâm sàng sẽ thấy cổ chân bị mất vững.
Nếu trường hợp bị bong gân ở mức độ nặng, có thể nghe thấy tiếng kêu “rắc” khi bị chấn thương, trường hợp này có thể gây mất cơ năng cổ chân, giống như bị gãy xương.
Một số phương pháp giúp chẩn đoán bệnh:
- Chụp phim X-quang để qua hình ảnh gián tiếp có thể thấy các tổn thương của dây chằng bên mác hoặc tổn thương dây chằng delta-bên chầy...
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Khi nghi ngờ dây chằng bị tổn thương nặng hoặc tổn thương tới sụn khớp, sau khi hết giai đoạn sưng phù nề, người bệnh sẽ được chỉ định chụp cộng hưởng từ.
Dựa trên mức độ dây chằng bị tổn thương mà có thể phân theo độ:
- Độ 1: Đây là mức độ nhẹ, dây chằng chỉ bị kéo giãn nhẹ, các sợi cơ tổn thương ở mức vi thể, mắt cá chân chỉ bị sưng nhẹ…
- Độ 2: Là mức độ trung bình, dây chằng chân bị đứt một phần, khớp cổ chân bị sưng nề và chân có cảm giác mất vững.
Độ 3 - Mức độ nặng, dây chằng chân bị đứt hoàn toàn. Sưng, bầm tím toàn bộ vùng khớp cổ chân, mất vững cổ chân.
Triệu chứng nhận biết cổ chân bị đứt dây chằng
Đau nhức cổ chân: Là một triệu chứng điển hình khi dây chằng cổ chân bị đứt. Sẽ thấy đau nhói ở vị trí cổ chân, ở mắt cá chân hoặc cả gót chân. Sẽ tùy thuộc vào mức độ dây chằng bị tổn thương mà cơn đau xuất hiện có thể âm ỉ, lúc đau lúc không hoặc đau dữ dội làm hạn chế các vận động.
Sưng khớp chân: Khi dây chằng cổ chân bị đứt, cổ chân sẽ sưng to, vùng quanh khớp bị bầm tím do bị chảy máu bên trong, khi ấn tay vào khớp sẽ thấy đau nhói và cảm giác nóng.
Lỏng cổ chân: Trường hợp bong gân nặng gây ra đứt dây chằng cổ chân sẽ khiến khớp bị lỏng, cổ chân bị yếu, khi di chuyển người bệnh cảm giác không vững, không thật chân thậm chí khó vận động nhanh.
Bong gân, đứt dây chằng chân và cách xử trí
Khi bị đứt dây chằng cổ chân, để giảm đau người bệnh cần áp dụng một số biện pháp:
Chườm lạnh: Đây là phương pháp làm tê giúp giảm đau nhanh chóng, đồng thời nó giúp ngăn ngừa phù nề hiệu quả. Hãy dùng mảnh vải bọc mấy viên đá lạnh rồi chườm lên vị trí cổ chân, các cơn đau sẽ giảm đi đáng kể.
Ngừng vận động: Hãy ngừng mọi hoạt động liên quan tới chân ngay khi phát hiện các triệu chứng đứt dây chằng cổ chân, để tránh bệnh tiến triển nặng.
Ép chằng cổ chân: Có thể dùng băng thu để băng ép dây chằng khớp cổ chân trong vòng khoảng 48 giờ (lưu ý: không nên băng lỏng hoặc chật quá) sẽ giúp các tổn thương không trở nặng.
Để cơ thể được nghỉ ngơi: Hạn chế di chuyển để cơ thể được nghỉ ngơi sẽ giúp chấn thương đứt dây chằng cổ chân sớm hồi phục.
Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng: cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là những thực phẩm giàu chất kẽm, đồng, canxi, … để tăng cường sức khỏe cho xương khớp.
Lưu ý khi mang giày dép, tránh lực chèn ép lên cổ chân…
Phương pháp phòng tránh bong gân, đứt dây chằng cổ chân
- Trước khi chơi thể thao hoặc hoạt động thể lực hãy khởi động kỹ càng. Bạn có thể sử dụng sports massage như một biện pháp giúp giảm nguy cơ chấn thương.
- Đi giày thể thao đúng chủng loại.
- Cần lưu ý và thật cẩn thận khi bước, chạy, nhảy trên nền mấp mô…
- Khi có hiện tượng đau khớp cổ chân, hãy giảm hoặc dừng chơi thể thao.
- Khi bị bong gân hãy tránh để nó tái diễn sẽ dễ trở thành bong gân mãn tính. Muốn vậy, cần tránh các hoạt động dễ gây bong gân như bước trên nền mấp mô, không chơi các môn thể thao khiến cổ chân bị vặn xoắn...để bảo vệ cổ chân.
- Ghế massage với nhiệt hồng ngoại có thể giúp các chấn thương liên quan đến xương nhanh bình phục hơn. Nhưng với các chấn thương liên quan đến gân, dây chằng thì có thể khiến các cơ bị xơ hóa. Vì vậy các bạn cần tham khảo tư vấn chuyển môn từ bác sĩ điều trị.
Trên đây là một số chia sẻ về Phòng tránh bong gân và đứt dây chằng cổ chân. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào khác liên quan đến bong gan, đứt dây chằng cổ chân, cũng như việc sử dụng ghế massage, hãy liên hệ với Okasa để được tư vấn cụ thể.