Tai biến mạch máu não là một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe, khiến người bệnh có nguy cơ tử vong cao. Cho dù được phát hiện và điều trị thì vẫn có khả năng để lại những di chứng như: méo miệng, liệt nửa người, mất khả năng vận động.
Vì vậy, đối với người bị tai biến, việc phát hiện và điều trị kịp thời rất quan trọng. Bên cạnh đó việc phục hồi chức năng cũng rất quan trọng và đòi hỏi phải tiến hành sớm.
Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Okasa tìm hiểu về Phục hồi tai biến mạch máu não cần lưu ý những yếu tố nào nhé.
Phục hồi tai biến cần lưu ý những yếu tố nào?
Phục hồi chức năng sau tai biến sẽ kích thích não hoạt động, làm tăng sự phát triển tua gai sợi trục của tế bào thần kinh, điều này giúp tăng khả năng dẫn truyền thông tin từ não ra ngoại biên. Khả năng phục hồi của thần kinh sẽ chậm hơn các bộ phận khác, nó có thể kéo dài tới 6 tháng.Nếu sau 6 tháng khiếm khuyết thần kinh không hồi phục được sẽ trở thành di chứng.
Những yếu tố có thể ảnh hưởng tới khả năng phục hồi của người bệnh sau tai biến mạch máu não đó là:
Khả năng phục hồi chức năng sớm
Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến càng sớm càng tốt, đây là việc cực kỳ quan trọng để giảm thiểu di chứng cho người bệnh. Phục hồi chức năng sẽ tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh.
Nếu ở giai đoạn cấp thì phục hồi chức năng rất quan trọng và cần được tiến hành ngay. Người bệnh cần giữ cho mình tư thế tốt, tránh tình trạng trật khớp, cứng khớp và khớp bị biến dạng. Tập luyện để duy trì sứ mạnh của cơ giúp người bệnh có thể sớm độc lập với hoạt động hàng ngày nhờ dụng cụ trợ giúp.
Lưu ý vị trí đặt giường bệnh trong phòng của người bệnh
Kê giường sao cho phía thân bị liệt của người bệnh hướng ra giữa phòng. Như vậy, giúp cho mọi tiếp xúc, tác động tới người bệnh sẽ tác động từ phía bên liệt, khiến người bệnh sẽ vận động bên đó nhiều hơn và đỡ bỏ quên nửa thân bị liệt.
Người bệnh cần tập vận động sớm để tránh tình trạng cứng khớp
Hãy tập vận động các khớp như: khớp vai, khớp khuỷu tay, khớp cổ tay, khớp bàn tay, khớp ngón tay, khớp gối, khớp háng, khớp cổ chân. Khi luyện tập hãy lưu ý tập cả hai bên vì cơ thể là một thể thống nhất.
Tập bài tập vận động phù hợp với khả năng của người bệnh
Khi tập, hãy tập từ đơn giản đến phúc tạp và người bệnh cần được chú ý quan sát sắc thái. Nếu thấy người bệnh toát mồ hôi và tỏ ra mệt mỏi, hãy động viên hoặc cho người bệnh nghỉ ngơi ngay.
Massage trị liệu
Massage là một liệu pháp giúp tăng cường vận động, cải thiện tuần hoàn máu thường được sử dụng như một nhánh của vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Ngày nay, ngoài sử dụng đôi bàn tay để thực hiện xoa bóp bấm huyệt, giúp người bệnh nhanh chóng bình phục, giảm đau thì các bác sĩ trị liệu cũng có sự hỗ trợ của cac loại máy massage và ghế massage toàn thân. Đặc biệt là ghế massage Nhật Bản với các tính năng hiện đại như nhiệt hồng ngoại, con lăn 4D tích hợp cảm biến kép, rung massage, túi khí toàn thân, massage không trọng lực, bấm huyệt shiatsu...
Cần thường xuyên vệ sinh chỗ nằm cho người bệnh
Hãy lật người bệnh ít nhất 2 giờ/1 lần để tránh bị loét chỗ tỳ đè. Các vết lở loét có thể khiến gia tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, hoạt tử.
Lưu ý chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sau tai biến
Người bệnh sau tai biến cần có chế độ ăn uống khoa học, duy trì dinh dưỡng. Nếu người bệnh bị rối loạn chức năng nuốt thì cần duy trì dinh dưỡng bằng cách cho ăn qua ống thông dạ dày.
Chế độ ăn cần tăng cường chất xơ, giàu vitamin; Hạn chế chất béo bão hòa, tránh ăn nội tạng động vật, thức ăn nhanh; Hạn chế ăn mặn; Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, cà phê…
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc như: Thuốc chống động kinh; Thuốc tăng cường tuần hoàn máu; Kháng sinh phòng ngừa bội nhiễm...
Đưa người bệnh đi khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ giúp xác định bệnh sớm, từ đó có cách xử lý, điều trị kịp thời, giảm di chứng sau tai biến mạch máu não.
Cần lưu ý tới vấn đề cảm xúc của người bệnh
Sau tai biến, người bệnh thường gặp khó khăn khi điều khiển cảm xúc, do vậy người thân trong gia đình cần quan tâm, động viên để người bệnh có thể phấn chấn, vui vẻ.