Bệnh viêm khớp ngón tay thường xảy ra ở những người cao tuổi. Đây là bệnh lý gây hạn chế các cử động khớp ngón tay cái, vì thế làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Viêm khớp ngón tay nếu được phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm sẽ hạn chế triệu chứng bệnh, đồng thời giúp người bệnh cử động ngón tay linh hoạt hơn.
Bệnh viêm khớp ngón tay là gì, triệu chứng?
Lão hóa dễ gây viêm khớp ngón tay cái và tình trạng viêm xảy ra khi sụn bị mòn khỏi đầu xương tại vùng khớp ở gốc ngón tay cái hay còn được gọi là khớp cổ, bàn tay.
Viêm khớp ngón tay thường được điều trị kết hợp của dùng thuốc và nẹp. Trường hợp bị viêm nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật.
Triệu chứng viêm khớp ngón tay:
Người bị viêm khớp ngón tay cái có thể phải chịu các cơn đau dữ dội, vùng khớp ngón tay bị sưng, sức mạnh và phạm vi chuyển động bị giảm gây khó khăn khi thực hiện các vận động kể cả hoạt động đơn giản như xoay tay nắm cửa và mở lọ…
Những yếu tố có thể tăng nguy cơ bị viêm khớp ngón tay
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơbị viêm khớp ngón tay như:
- Yếu tố giới tính: Phũ nữ có nguy cơ mắc viêm khớp ngón tay cao hơn nam giới
- Độ tuổi: Những người ở độ tuổi trên 40 tuổi dễ mắc viêm khớp ngón tay
- Tình trạng béo phì, thừa cân cũng làm tăng nguy cơ viêm khớp ngón tay
- Yếu tố di truyền
- Bị giãn dây chằng và khớp bị biến dạng
- Người bị vỡ xương hoặc bong gân gây tổn thương khớp ngón tay cái
- Một số bệnh như viêm khớp dạng thấp cũng có thể làm thay đổi cấu trúc bình thường của sụn và chức năng của sụn.
Bệnh viêm xương khớp là nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm khớp ngón tay cái, đồng thờibệnh này cũng gây ảnh hưởng tới các ngón tay khác nhưng tình trạng nhẹ hơn.
Bệnh viêm khớp ngón tay được chẩn đoán ra sao?
Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng bệnh trong khi kiểm tra thể chất của người bệnh,đồng thời tìm kiếm sự khác lạ trên khớp ngón tay như bị sưng hoặc xuất hiện cục u.
Bác sĩ có thể giữ khớp trong khi người bệnh di chuyển ngón tay cái, tạo áp lực cho xương cổ tay của người bệnh, nếu chuyển động phát ra tiếng kêu răng rắc hoặc người bệnh cảm thấy đau đớn thì sụn có thể đã bị mòn và xương bị cọ xát với nhau.
Chụp X-quang để kiểm tra các dấu hiệu viêm khớp ngón tay như: Gai xương, sụn bị mòn, hoặc không gian chung bị mất…
Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp ngón tay
Nếu viêm khớp ngón tay cái ở giai đoạn đầu của bệnh sẽ được sử dụng phương pháp điều trị không can thiệp phẫu thuật. Chỉ khi viêm đã ở mức độ nghiêm trọng thì phương pháp phẫu thuật mới được bác sĩ chỉ định.
Điều trị bằng thuốc
Bác sĩ có thể tư vấn người bệnh dùng thuốc để giảm đau
- Thuốc bôi ngoài: có thể sử dụng capsaicin hoặc diclofenac để bôi vùng da trên khớp.
- Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen…
- Thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ như: celecoxib (Celebrex) hoặc tramadol…
Phương pháp dùng nẹp điều trị viêm khớp ngón tay
Sử dụng thanh nẹp để hỗ trợ khớp đồng thời hạn chế hoạt động của ngón tay cái cũng như cổ tay của người bệnh. Nẹp có thể được đeo vào ban đêm hoặc cả ngày và đêm.
Đeo nẹp có công dụng giúp giảm đau; Định vị đúng khớp; Giúp khớp được nghỉ ngơi
Tiêm thuốc
Nếu đã sử dụng thuốc giảm đau và dùng nẹp nhưng tình trạng bệnh không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định tiêm corticosteroid để cótác dụng dài vào khớp ngón tay cái của người bệnh. Biện pháp này có thể giúp giảm đau tạm thời và giảm viêm.
Phương pháp phẫu thuật
Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng các phương pháp điều trị bằng thuốc và nẹp mà ngón cái có dấu hiệu không thể uốn cong thì bác sĩ có thể tư vấn sử dụng phương pháp phẫu thuật.
Phương pháp phẫu thuật bao gồm:
- Thủ thuật cố định khớp: Hợp nhất vĩnh viễn vùng xương trong khớp bị ảnh hưởng. Phương pháp hợp nhất giúp ngón tay không đau khi chịu trọng lực nhưng nó sẽ không linh hoạt.
- Thủ thuật mở xương: Định vị và điều chỉnh sự biến dạng của xương trong khớp bị ảnh hưởng.
- Phẫu thuật cắt bỏ: Loại bỏ một trong những xương trong khớp ngón tay cái.
- Thay khớp: Sử dụng mảnh ghép từ một trong các gân để thay thế một phần hoặc tất cả khớp bị ảnh hưởng.
Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần đeo băng hoặc nẹp ngón cái và cổ tay trong khoảng 6 tuần, sau đó bỏ băng và thực hiện tập vật lý trị liệu để lấy lại sức mạnh cho tay.
Để giảm đau đồng thời cải thiện khả năng vận động của khớp, người bệnh cần hạn chế vận động bằng tay khi sử dụng các thao tác xoay, kéo, mở nắp lọ… nếu cần thao tác hãy dùng dụng cụ hỗ trợ…
Áp dụng lạnh: hãy làm lạnh lớp băng khớp trong khoảng 5 đến 15 phút sẽ giúp giảm sưng và đau.
Áp dụng nhiệt: trong một số trường hợp, nhiệt sẽ giúp giảm đau hiệu quả hơn phương pháp lạnh.
Trong cuộc sống hàng ngày, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, các bạn có thể sử dụng liệu pháp massage; Đến các trung tâm trị liệu hoặc trang bị và sử dụng ghế massage tại nhà.
Trên các ghế massage toàn thân được trang bị nhiều tính năng hiện đại như: Hệ thống con lăn 3D, nhiệt hồng ngoại, túi khí massage, rung massage.... Giúp người dùng được thư giãn và chăm sóc sức khỏe bất cứ khi nào có nhu cầu!