Để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh mà chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Đa phần những người bị thoát vị đĩa đệm cột sống sẽ được điều trị nội khoa từ 3 - 4 tuần. Nếu trong quá trình điều trị, người bệnh đáp ứng > 50% phương pháp điều trị thì người đó sẽ được tiếp tục điều trị nội khoa lâu dài.
Những trường hợp sau khi tiến hành chụp MRI phát hiện vòng xơ của người bệnh đã vỡ, nhân đệm đi qua khe hở lọt vào trong ống sống hoặc lỗ thần kinh gây ra chèn ép nặng rễ và chùm đuôi ngựa thì người bệnh có thể được chỉ định sớm can thiệp ngoại khoa.
Những trường hợp được chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm
- Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống kèm đau rễ điển hình.
- Những người bị thoát vị đĩa đệm và kèm theo triệu chứng teo cơ cẳng chân,bị tê ở bàn chân hoặc ngón chân.
- Người bệnh có nhân đệm đã nằm trong ống sống
- Trường hợp lỗ thần kinh đã bị hẹp quá nặng, kèm đau rễ điển hình.
Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm
Lựa chọn phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm cột sống sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, hiện nay có hai phương pháp điều trị ngoại khoa được áp dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm vùng lưng là: Ứng dụng vi phẫu thuật để loại bỏ nhân đệm và Lấy nhân đệm qua nội soi.
Ứng dụng vi phẫu thuật để loại bỏ nhân đệm
Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng kính vi phẫu thuật để loại bỏ nhân đệm, giải phóng rễ thần kinh.
Qua kính hiển vi, các cơ quan trong cơ thể như: tủy sống, rễ thần kinh và các tĩnh mạch quanh màng cứng, nhân đệm…sẽ được quan sát rõ nét.
Ứng dụng vi phẫu sẽ hạn chế được mức thấp nhất biến chứng xảy ra trong khi tiến hành phẫu thuật.
- Những ưu điểm của phương pháp vi phẫu thuật để lấy nhân đệm:
Thời gian mổ ngắn;
Người bệnh phục hồi nhanh: sau mổ 24 giờ, người bệnh có thể ngồi dậy và đi lại. Thời gian nằm viện khoảng 3 – 4 ngày.
Phương pháp lấy nhân đệm qua nội soi
Kết quả điều trị hoàn toàn giống nhau, song phương pháp nội soi để lấy nhân đệm vẫn còn nhiều hạn chế so với phương pháp lấy nhân đệm vi phẫu.
- Một số trường hợp chống chỉ định lấy nhân đệm qua nội soi:
+ Người bệnh đã từng mổ thoát vị đĩa đệm lưng.
+ Trường hợp người bệnh bị thoát vị đĩa đệm nhiều tầng và thoát vị trung tâm.
+ Những bệnh nhân bị hẹp ống sống kèm theo hoặc hẹp lỗ liên hợp, hẹp ngách bên, hẹp khoang đĩa đệm và hẹp lỗ liên hợp.
+ Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm tái phát và xơ hóa
+ Những trường hợp người bệnh bị mất vững cột sống.
Thoát vị đĩa đệm cột sống là một bệnh lý hình thành do quá trình thoái hóa ở người, lao động nặng hoặc vận động không đúng cách. Để phòng ngừa thoát vị cột sống cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là canxi và vitamin D.
Không nên mang vác vật nặng quá sức. Trước khi luyện tập thể dục thể thao nên khởi động để cơ thể quen với vận động. Bên cạnh đó, các bạn nên kết hợp với massage trị liệu. Massage giúp lưu thông khí huyết, thư giãn cơ bắp và giảm đau hiệu quả.
Trên các ghế massage hiện đại được trang bị nhiều tính năng tiên tiến, đặc biệt là chế độ không trọng lực và bài massage kiểu Thái, giúp giảm áp lực lên hệ xương, đồng thời kéo giãn các đốt sống, rất tốt trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoát vị cột sống.