Bệnh đau cơ xương khớp xảy ra khá phổ biến, nhất là ở những người trong độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, trong thực tế thì tình trạng đau cơ xương khớp có thể xuất hiện ở bất kỳ ai và ở bất cứ độ tuổi nào. Nếu đau cơ xương khớp ở người già thường do thoái hóa thì đau cơ xương khớp ở người trẻ tuổi chủ yếu do chấn thương hoặc do vận động quá mức hoặc sai tư thế.
Nguyên nhân gây đau cơ xương khớp ở người trẻ
Nguyên nhân gây đau cơ xương khớp là do:
- Khi bị chấn thương gây ảnh hưởng tới gân, cơ, xương, khớp, dây chằng… sẽ gây ra tình trạng đau cơ xương khớp. Nguyên nhân do chuyển động mạnh và đột ngột như bị tai nạn giao thông, do bị ngã làm gãy xương, trật kớp…
- Tính chất công việc phải vận động quá mức cũng sẽ gây ảnh hưởng đến cơ xương khớp, thường gặp nhất là tình trạng đau thắt lưng.
- Do thói quen sinh hoạt hàng ngày, vận động sai tư thế hoặc không vận động trong thời gian dài.
- Trường hợp mắc một số bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp như: Bệnh viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, bệnh gút…; Mắc bệnh loãng xương; Bị chấn thương gãy xương, trật khớp; Trường hợp bị mất cơ; Gặp vấn đề về cấu trúc xương, khớp như vẹo cột sống…
Cải thiện tình trạng đau cơ xương khớp ở người trẻ tuổi
Tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính là cách tốt nhất để xác định phương pháp điều trị tình trạng đau cơ xương khớp. Trong đó, một số phương pháp được sử dụng phổ biến, đó là:
Sử dụng thuốc điều trị
Các nhóm thuốc thường sử dụngnhằm mục đích giảm đau cơ xương khớp như:
- Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau không kê đơn. Thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị giảm đau cơ xương khớp bởi nó hiệu quả, dung nạp tốt lại khá an toàn. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này cần lưu ý nếu dùng quá liều có thể gây ra tác dụng phụ đối với thận, gan.
- Nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid(NSAIDs): Nhóm thuốc này được chia làm 2 loại đó là:
+ NSAIDs truyền thống hay còn gọi là ức chế không chọn lọc: Nhóm này có thể gây tác dụng phụ lên tim mạch, gan, thận, đường tiêu hóa…
+ NSAIDs ức chế chọn lọc COX-2: Nhóm này đã được chứng minh đem lại độ an toàn hơn các NSAIDs khác.
- Thuốc corticosteroid dạng tiêm: Được tiêm trực tiếp vào vị trí đau.
- Thuốc opioid: Loại thuốc này thường được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp bị đau dữ dội. Tuy nhiên, cần lưu ý, nhóm thuốc này có tác dụng phụ và có thể gây nghiện.
=> Cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị
Trường hợp người trẻ tuổi bị đau cơ xương khớp thường có tâm lý chủ quan, do vậy khi sử dụng thuốc điều trị có thể dùng quá liều và không chú ý tới tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, nếu để xảy ra tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, tim mạch, gan, thận… sẽ có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng. Vì thế, trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tìm hiểu kỹ thông tin của các loại thuốc giảm đau. Đặc biệt là liều dùng và tác dụng phụ của thuốc để tránh những tác dụng không mong muốn.
Phương pháp vật lý trị liệu
Một số phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng trong điều trị đau cơ xương khớp, đó là: Phương pháp massage trị liệu; Phương pháp nắn xương hoặc nắn chỉnh cột sống; Phương pháp vật lý trị liệu; Phương pháp điều trị thay thế.
Một số liệu pháp khác
- Liệu pháp châm cứu.
- Sử dụng các loại thảo dược, vitamin, thực phẩm chức năng…
- Sử dụng các thiết bị và dụng cụ hỗ trợ điều trị đau cơ xương khớp
Các dụng cụ chuyên dụ được sử dụng trong hỗ trợ điều trị đau cơ xương khớp như: Dụng cụ chỉnh hình; Nẹp và vòng nẹp cổ; Dùng băng dán cơ; Sử dụng đai hỗ trợ thắt lưng.
Phương pháp phẫu thuật
Đối với trường hợp không đáp ứng đối với phương pháp điều trị bảo tồn, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh và có thể chỉ định thực hiện phương pháp phẫu thuật phù hợp như: Thay khớp; Phương pháp phẫu thuật cột sống; Phương pháp chỉnh sửa mô mềm, sụn; Phẫu thuật khớp bằng phương pháp nội soi.
Bí quyết bảo vệ cơ xương khớp khỏe mạnh
- Hoạt động thể chất: Đây là một trong những phương pháp hiệu quả để bảo vệ và duy trì sức khỏe. Bởi vì, thực tế đã chứng minh những người ít vận động sẽ có nguy cơ hình thành và phát triển các bệnh lý.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mỗi ngày nếu chúng ta dành ra khoảng 60 phút để hoạt động thể chất sẽ giúp giảm rõ rệt nguy cơ bị đau lưng.
- Áp dụng liệu pháp chườm nóng và chườm lạnh. Đây là bí quyết giúp giảm đau nhức tạm thời:
+ Khi chườm lạnh: Nhiệt độ mát sẽ có tác dụng giảm sưng, giảm đau ngay sau khi bị chấn thương.
+ Đối với chườm nóng: Nhiệt độ ấm sẽ cải thiện tình trạng cứng khớp sau vài ngày bị chấn thương.
- Sử dụng ghế massge: Hiện này ghế massage đang ngày một trở nên phổ biến hơn. Sử dụng ghế massage toàn thân tại nhà sẽ giúp giảm đau, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý liên quan tới xương khớp.