Khớp gối đóng vai trò quan trọng khi chịu toàn bộ trọng lực của cơ thể đồng thời góp phần vào trong chức năng vận động cũng như di chuyển của cơ thể. Hiện tượng khớp gối bị đau là dấu hiệu có thể xảy ra một số vấn đề nghiêm trọng. Có thể là viêm bao hoạt dịch khớp, hư hỏng sụn chêm, dây chằng, cũng có thể khớp gối bị viêm, bị thoái hóa…
Hiểu về tình trạng đau cứng khớp gối
Khớp gối được tạo thành bởi phần dưới của xương đùi, phần trên của xương chày và xương bánh chè. Lớp sụn chêm trong và ngoài bao bọc hai đầu xương đùi và xương chày cùng với hệ thống dây chằng cố định vững chắc. Lớp sụn còn được cung cấp một lớp dịch nhầy giúp khớp vận động thoải mái và dễ dàng. Khi hệ thống trên bị hư tổn sẽ khiến các vận động co duỗi khớp không thể linh hoạt và gây ra hiện tượng đau cứng khớp gối.
Nguyên nhân gây đau cứng khớp gối
- Do bị chấn thương: Khi chơi thể thao, chạy nhảy nhiều hoặc vận động mạnh xoắn vặn khớp gối hoặc bị té ngã... có thể gây nứt, vỡ sụn chêm, dây chằng bị dãn đứt, vỡ mặt xương...
- Khớp bị thoái hóa: Tình trạng đau cứng khớp thường gặp ở người cao tuổi vào sáng sớm khi thức dậy. Đây là dấu hiệu sụn khớp đang bị hư tổn, thoái hóa khớp.
- Viêm khớp: Tình trạng viêm khớp gây cứng khớp gối khiến người bệnhchán ăn, ngủ kém, cơ thể mệt mỏi, da xanh… Viêm khớp có thể làm tổn thương sụn khớp và mặt xương, xảy ra tình trạng cứng khớp hàng giờ đồng hồ vào buổi sáng.
- Do bất động khớp: Trường hợp người bệnh phải bó bột hay mang nẹp sau phẫu thuật làm cho dây chằng bị co rút cũng có thể gây ra tình trạng cứng khớp.
Điều trị đau cứng xương khớp
Cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
- Dùng thuốc
Người bệnh có thể được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau chống viêm không steriod hoặc có steriod.
- Phương pháp vật lý trị liệu kết hợp với tập luyện thể dục hàng ngày như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội… rất tốt cho sự mềm dẻo, linh hoạt của khớpgiúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục cho khớp.
- Liệu pháp massage: Massage giúp tăng tuần hoàn máu, nhờ đó cơ thể - trong đó có hệ xương khớp được cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng. Cũng nhờ massage trị liệu mà các khớp sản sinh hoạt dịch - chất bôi trơn, giúp cử động dễ dàng và linh hoạt hơn.
Ngoài tự massage, đến các trung tâm trị liệu, các bạn cũng có thể sử dụng ghế massage toàn thân. Trên các ghế massage cao cấp được trang bị nhiều tính năng giúp massage bấm huyệt không thua kém bàn tay người thật.
- Chế độ ăn uống khoa học cũng giúp giảm tình trạng đau cứng khớp.
- Trường hợp người bệnh đã được điều trị bằng các phương pháp trên nhưng vẫn không đem lại kết quả thì sẽ phải áp dụng phẫu thuật để giải phóng khớp gối.
Lưu ý: Một số trường hợp bị cứng khớp gối nên tránh tập thể dục như khi đầu gối bị chấn thương cần thời gian nghỉ ngơi để chữa lành vết thương.
Những bài tập giúp hạn chế đau cứng khớp gối
Trước khi luyện tập các bài tập, người bệnh cần dành ra ít nhất 5 – 10 phút khởi động để làm nóng khớp gối bằng cách đạp xe, đi bộ… là tốt nhất.
Để các bài tập có hiệu quả cho khớp gối, vì vậy người bệnh nên thực hiện 4 – 5 lần/tuần.
Bài tập kéo dài gót chân và bắp chân nhằm vào các cơ bắp chân
Để thực hiện bài tập, hãy đứng đối diện với một bức tường. Chống tay lên tường và đưa một chân ra sau, xa nhất có thể. Hướng ngón chân của cả hai bàn chân về phía trước, đầu gối hơi cong. Nhún chân trước đẩy cơ thể vào gần tường và giữ tư thế này trong 30 giây, sau đó đổi chân và lặp lại động tác.
Bài tập duỗi cơ tứ đầu
Để thực hiện bài tập này cần đứng cạnh tường hoặc sử dụng ghế để hỗ trợ. Chân rộng bằng vai, cong đầu gối và co một bàn chân về phía mông, dùng một tay nắm lấy mắt cá chân đó, kéo càng gần về mông càng tốt. Giữ tư thế trong 30 giây và đổi chân. Lặp lại mỗi chân hai lần.
Bài tập giúp giãn gân kheo giúp hạn chế đau cứng khớp gối rất tốt
Các bước thực hiện: Cần chuẩn bị một tấm thảm đệm dưới lưng. Nằm lên thảm và duỗi thẳng cả hai chân. Sau đó cong hai đầu gối, đặt bàn chân bằng phẳng trên mặt sàn.Nhấc một chân khỏi sàn. Hai tay đặt sau đùi, dưới đầu gối và nhẹ nhàng kéo gối về phía ngực. Lưu ý kéo vừa đủ tránh bị đau. Giữ trong 30 giây, rồi hạ và đổi chân. Mỗi chân thực hiện 2 lần.
Bài tập nửa ngồi xổm
Ngồi xổm đứng, hai chân rộng bằng vai. Đặt tay lên hông hoặc đưa ra phía trước để giữ thăng bằng. Từ từ ngồi xuống giống một dạng squat sau đó đứng dậy bằng cách đẩy lực qua gót chân. Lặp lại 10 lần.
Bài tập tăng bắp chân giúp tăng cường sức mạnh cho cơ bắp.
Đứng hai chân rộng bằng vai. Tay chống lên tường hoặc dùng ghế hỗ trợ.Đứng bằng mỏm lòng bàn chân và nhấc cả hai gót chân lên khỏi mặt đất, rồi tự từ hạ chân xuống. Bài tập này cũng lặp lại 10 lần.
Bài tập mở rộng chân tăng cường sức mạnh cho đầu gối
Ngồi trên ghế, đặt hai bàn chân bằng phẳng trên sàn, chân rộng ngang hông. Mắt nhìn thẳng về phía trước, co cơ đùi mở rộng một chân càng cao càng tốt, mông vẫn đặt trên ghế, sau đó hạ xuống vị trí ban đầu. Thực hiện lặp lại 10 lần cho mỗi chân.
Bài tập nâng chân thẳng giúp tăng cương cơ tứ đầu
Trải một tấm thảm trên sàn và nằm ngửa lên thảm, một chân co lên và một chân thẳng ra trước mặt. Co duỗi cơ tứ đầu của chân thẳng và từ từ nâng nó lên khỏi sàn cho đến khi nó cao bằng đầu gối co lại, sau đó hạ xuống vị trí bắt đầu. Thực hiện lặp lại 10 lần cho mỗi chân.