Hệ thống dây chằng ở vùng đầu gối có vai trò vô cùng quan trọng, các dây chằng này giúp giữ cho xương chày không bị bị trượt ra phía trước cũng như không bị trượt ra phía sau so với xương đùi khi vận động khớp gối. Khi gặp tình trạng dây chằng đầu gối bị giãn, người bệnh cần thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc điều trị và phục hồi chức năng theo chỉ dẫn của bác sĩ để nhanh chóng hồi phục.
Phục hồi chức năng khi bị giãn dây chằng khớp gối
Để điều trị phục hồi chức năng vận động cho người bị giãn dây chằng đầu gối, thông thường bác sĩ sẽ dựa trên nguyên tắc kết hợp vật lý trị liệu với các bài tập phục hồi chức năng. Sự kết hợp này nhằm tăng sức mạnh cơ, giúp tăng tầm vận động khớp gối, để người bệnh sớm trở lại các sinh hoạt hàng ngày và trở lại chơi thể thao bình thường.
Phương thức vật lý trị liệu
- Trị liệu bằng nhiệt:
+ Chiếu tia hồng ngoại; paraffine: sẽ có tác dụng làm giãn cơ, tăng tuần hoàn, giảm đau, khởi động thuận lợi cho các bài tập vận động.
+ Sử dụng chườm lạnh: phương pháp này nên dùng trong giai đoạn khớp bị sưng nóng và sau tập.
- Sử dụng sóng ngắn để trị liệu: mang lại tác dụng chống viêm, giảm phù nề, đồng thời kích thích tái tạo những tổ chức bị tổn thương.
- Phương pháp điện xung trị liệu: làm giãn cơ và giảm đau, tăng sự tuần hoàn…
- Siêu âm trị liệu: giúp chống viêm gân, viêm cân cơ, viêm bao hoạt dịch…bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp gia tăng tuần hoàn, chống xơ dính, cốt hóa mô mềm, thúc đẩy quá trình hàn gắn các tổn thương xương, tổn thương dây chằng...
Các giai đoạn PHCN giãn dây chằng khớp gối
Phục hồi chức năng giãn dây chằng khớp gối được chia làm 04 giai đoạn:
- Giai đoạn I: là thời gian ngay sau chấn thương đến hết tuần thứ nhất.
Mục đích phục hồi của giai đoạn này giúp giảm sưng, đau, phù nề, đồng thời để người bệnh có thể duỗi gối hoàn toàn và gấp khớp gối được từ 0 đến 90 độ.
Sử dụng phương pháp chườm lạnh:trong ngày đầu tiên cần chườm từ 10 - 15 phút/ lần và cứ cách 2 giờ đồng hồ lại chườm một lần. Trong các ngày tiếp theo, mỗi ngày chườm khoảng 3 – 4 lần, tùy vào tình trạng phù nề của đầu gối.
=> Lưu ý: khi chườm lạnh, không chườm đá lạnh trực tiếp lên da mà phải bọc đá trong khăn bông tránh tình trạng có thể bị bỏng lạnh.
- Giai đoạn II: Tính thời gian từ sau tuần 1 đến hết tuần thứ 2
Mục đích giúp giảm đau, sưng, để người bệnh có thể gấp gối được trên 90 đến 120 độ và có thể chạy bộ chậm.
Giai đoạn này cũng cần sử dụng phương pháp chườm lạnh: mỗi ngày chườm từ 2 -3 lần, tùy theo tình trạng sưng nề và chườm sau khi tập.
- Giai đoạn III: Sau tuần thứ 2 đến tuần thứ 4
Mục đích phục hồi chức năng để khớp gối vận động được hết tầm vận động của khớp, lấy lại sức mạnh tương đương chân lành. Giai đoạn này người bệnh có thể trở lại chạy và chơi một số môn thể thao phù hợp.
- Giai đoạn IV: Thời gian bắt đầu sau tuần thứ 4 và giai đoạn này thường kéo dài từ 3 đến 6 tuần với mục đích giúp người bệnh có thể trở lại luyện tập và thi đấu thể thao.
Bài tập phục hồi chức năng giãn dây chằng đầu gối
- Duỗi gối thụ động: Kê gót chân bên đau lên một chiếc gối, dùng tay ấn nhẹ gối xuống mặt giường để gối duỗi thẳng, giữ trong khoảng 5 đến 6 giây rồi thả lỏng khoảng 10 giây và tập tiếp.
- Tập cơ tứ đầu: hai chân duỗi thẳng, kê gót lên một chiếc chăn mỏng rồi gồng căng cơ tứ đầu gối để giữ vững gối, nhấc hai chân lên cách mặt giường khoảng 20-30 cm. Mỗi ngày thực hiện bài tập từ 6-8 lần.
- Tập vận động khớp háng và cử động cổ chân: Nằm thẳng trên sàn nhà, đặt chân lên tường duỗi thẳng tạo với mặt tường một góc 90 độ. Từ từ co dần bàn chân bên gối bị đau xuống tới khi cảm thấy khớp gối căng thì dừng lại. Giữ nguyên tư thế khoảng 30 giây rồilặp lại động tác này từ 2-4 lần.
- Tập phần cơ bắp chân: có thể tập chạy bộ chậm và nhẹ nhàng từ tuần thứ 3 nếu không cảm thấy đau.
- Tập nhóm cơ mặt sau đùi: thực hiện vào giai đoạn II bằng cách nằm ngửatrên giường, duỗi thẳng chân, gồng nhẹ phần cơ mặt phía sau đùi đồng thời ấn gót chân xuống mặt giường, giữ trong 6 giây rồi thả lỏng. Thực hiện bài tập khoảng 8-12 lần mỗi ngày.
Để rút ngắn thời gian bình phục các bạn có thể sử dụng liệu pháp massage hoặc ghế massage tại nhà.
Các ghế massage cao cấp được trang bị nhiều tính năng hiện đại là lựa chọn lý tưởng để thư giãn và chăm sóc sức khỏe tại nhà!