Đau đầu là tình trạng đau nhức ở phần đầu do nhiều chứng bệnh khác nhau gây ra. Đây là chứng bệnh thứ phát, xảy ra theo cơ chế kích thích cấu trúc cảm giác bên trong hoặc phía ngoài của sọ.
Nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu là: Do các bệnh thần kinh; Trường hợp bị chấn thương sọ não; Do mắc các bệnh màng não - mạch máu não; Trường hợp bị hội chứng tăng áp lực nội sọ; Do bị bệnh đau nửa đầu; Bị rối loạn chức năng; Do mắc bệnh toàn thân; Trường hợp bị nhiễm khuẩn toàn thân cấp tính; Do bị nhiễm độc, bị say nóng, say nắng; Bị bệnh nội khoa; Những người mắc các bệnh lý như: Bệnh tim mạch, tiêu hoá, thận mãn tính, do bị thiếu máu, rối loạn nội tiết.
Các nguyên nhân khác gây đau đầu như:
- Trường hợp bị viêm xương sọ, bệnh xương Paget;
- Mắc ung thư và bị di căn vào xương sọ;
- Do bị biến dạng cột sống cổ;
- Thoái hóa đốt sống cổ gây đau dây thần kinh chẩm lớn;
- Trường hợp bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Phương pháp phòng tránh bệnh đau đầu
- Để phòng tránh đau đầu cần hạn chế hoặc tránh các yếu tố như: Nơi có tiếng ồn lớn, nới có ánh sáng chói như rạp chiếu phim, ánh sáng chói của mặt trời. Những yếu tố kích thích giác quan… chính là tác nhân gây đau nửa đầu.
- Tránh căng thẳng tinh thần và luôn để cơ thể được thư giãn sau thời gian làm việc mệt mỏi, kéo dài.
- Thường xuyên thay đổi tư thế ngồi làm việc đối với nhân viên văn phòng. Cách tốt nhất cứ sau mỗi giờ làm việc cần để cơ thể thư giãn 30 giây. Luôn chú ý để cằm, cổ, vai và các cơ lưng trên được thư giãn.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao: Tốt nhất mỗi ngày hãy dành ra 30 phút để tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga…
- Cần ngủ đủ giấc: Một số nghiên cứ đã chứng minh khi chúng ta ngủ đủ 7-8 giờ mỗi ngày sẽ có phòng tránh được mệt mỏi, đau đầu, stress.
- Hạn chế dùng các chất kích thích: Hạn chế uống rượu bia, cafein,... bởi vì nếu uống nhiều các loại chất kích thích này sẽ làm tăng tình trạng nhức đầu.
- Do tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc: Tốt nhất không nên tự ý sử dụng thuốc tự chữa bệnh vì một số thuốc có thể gây tác dụng phụ khiến đầu bị đau.
- Uống nhiều nước: Cần bổ sung đủ lượng nước, mỗi ngày nên uống từ2 – 2,5 lít nước sẽ giúp cơ thể thanh lọc. Đặc biệt, khi trời nóng, nhiệt độ cao thì việc uống đủ nước sẽ giúp phòng trành tình trạng choáng, mệt mỏi và đau đầu.
- Bổ sung dồi dào các thực phẩm có chứa vitamin E: Dưỡng chất này có tác dụng giảm đau đầu, đặc biệt tốt đối với phục nữ trong kỳ kinh nguyệt.
Phương pháp trị liệu giảm đau đầu
Bài tập bấm thiên trụ
Dùng 2 ngón tay cái ấn vào Thiên trụ. Hít vào, đồng thời nghiêng đầu sang bên trái. Giữ tư thế này trong 7 giây, sau đó thở ra đưa thẳng đầu về giữa. Lặp lại động tác 5 lần.
=> Lưu ý: Trường hợp không xác định được chính xác huyệt Thiên trụ, có thể đặt đầu hai ngón cái hai bên gáy dưới hộp sọ cũng sẽ đem lại tác dụng.
Động tác đập hai ngón chân cái vào nhau
Người tập nằm ngửa, hai tay đặt hai bên rốn. Thực hiện thao tác đập hai ngón chân cái vào nhau để tác động lực vào huyệt Thái bạch và các huyệt khác thuộc kinh Bàng quang. Tiếp theo, mở chân và đập ngón út xuống sàn. Thực hiện động tác này 100 lần để tạo sự tác động vào kinh Tỳ và kinh Bàng quang.
=> Lưu ý: Tay đặt lên dụng không được quá mạnh, để tránh làm ảnh hưởng tới hơi thở và sự thư giãn toàn thân.
Massage cổ vai
Chà 2 lòng bàn tay vào nhau để lấy hơi ấm, sau đó đưa tay xoa bóp vùng cổ.
Vừa thực hiện kĩ thuật xoa bóp vừa xoay cổ thật chậm theo chiều ngược rồi xuôi chiều kim đồng hồ.
Tiếp theo bóp vai và bóp xuống cánh tay.
Day huyệt Thái dương
Ngồi với tư thế thoải mái, hai vai thả lỏng, sau đó đặt 2 ngón tay cái lên huyệt Thái dương ấn trong 5 phút.
=> Lưu ý: Nên dùng lực vừa phải, tránh ấn mạnh sẽ phản tác dụng khiến đầu bị đau hơn. Nếu cảm thấy dễ chịu, thoải mái thì có thể thực hiện bài tập này nhiều lần mỗi ngày.
Bài tập giúp thông kinh lạc vùng đầu
Ngồi ở tư thế thật thoải mái tự nhiên, sao cho lưng thẳng, thả lỏng vai, hông háng mềm và đầu hướng thẳng lên trên.
Thực hiện massage toàn bộ vùng chân tóc từ phía trước ra sau, rồi tới vùng sau gáy và lên thẳng đỉnh đầu.
Dùng tay gõ nhẹ lên mỗi vùng ở đầu trong khoảng 20 giây. Động tác này có tác dụng thư giãn và giảm đau đầu.
Thao tác đấm huyệt Dũng tuyền ở lòng bàn chân
Ngồi thẳng lưng, cơ thể thoải mái và vắt chân nọ qua gối chân kia, sau đó thực hiện động tác đấm huyệt Dũng tuyền 30 lần.
Đổi chân và thực hiện tương tự.
Tập đứng thăng bằng trên một chân
2 tay chắp trước ngực và co một chân lên.
Giữ tư thế đứng thẳng tự nhiên sao cho:
Gối trùng nhẹ,
Hông và thắt lưng thả lỏng,
Cổ vươn lên trên, vai hạ xuống dưới,
Buông lỏng hai bên nách và thả lỏng khuỷu tay,
Nhắm mắt lại và giữu tư thế đứng lâu nhất có thể.
Nếu mỏi có thể đổi chân.
Tập búng ngón tay
Có thể ngồi hoặc đứng sao cho tư thế thật thoải mái
Thả lỏng 2 vai để khuỷu tay hạ xuống tự nhiên, cổ tay thư giãn.
Các ngón tay nắm lấy ngón cái và thực hiện búng từng ngón ra cho đến hết.
Lưu ý có thể tập với 1 tay hoặc cả hai tay và lặp lại 10 lần.