Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng ít nhất 1 lần đi massage - bấm huyệt, hoặc sử dụng ghế massage toàn thân, máy massage tự động. Cảm giác chung là rất thoải mái! Nhưng thực sự massage - bấm huyệt gồm những động tác, kỹ thuật nào thì không phải ai cũng biết. Trong nội dung dưới đây ghế massage Okasa sẽ chia sẻ với các bạn về Quy trình massage - bấm huyệt nhé!
Quy trình massage bấm huyệt là dùng các bộ phận cơ thể, chủ yếu là tay để tác động tới các bộ phận, vị trí, huyệt đạo của người được massage. Quy trình massage bấm huyệt được thực hiện như sau.
Người bệnh nằm hoặc ngồi trên 1 mặt phẳng, nhân viên trị liệu lựa chọn 1 trí thích hợp để massage, bấm huyệt. Cần xác định chính xác các vị trí, huyệt đạo, lực tác động cũng như sắc thái và biểu cảm của người bệnh. Trong 1 số trường hợp nhân viên mát xa cần hỏi người được mát xa xem có tình trạng bệnh lý nào mà không nên massage không? Có muốn thực hiện động tác mát xa này không? Lực tác động như thế đã phù hợp chưa? Trên thực tế xảy ra nhiều trường hợp lực tác động quá mạnh khiến tổn thương đến da, gây đau, thậm chí xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Quy trình kỹ thuật massage bấm huyệt trị liệu
Để việc trị liệu đạt hiệu quả chúng ta cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật massaage - bấm huyệt. Các kỹ thuật này giúp làm giãn cơ, thông kinh hoạt lạc, hành khí hoạt huyết, hỗ trợ điều trị các bệnh đau đầu, chóng mặt, đau lưng, và mất ngủ, giảm đau hiệu quả.
Quy trình kỹ thuật massage bấm huyệt trị liệu được thực hiện như sau: Người bệnh nằm sấp trên mặt phẳng để massage bấm huyệt vùng lưng, vai, gáy, cánh tay, cẳng chân... với các động tác xoa vuốt, xoa bóp, lăn, day bấm, bấm huyệt vào các vị trí, huyệt đạo trên cơ thể... Sau đó người bệnh nằm ngửa để thư giãn bằng các động tác xoa, day, ấn huyệt, vận động để tránh giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
Tiếp theo đó người dùng được nhân viên trị liệu chườm nóng toàn thân với túi thảo dược. Sau đó sử dụng các kỹ thuật miết, đấm, vỗ, day, bóp rung và ấn huyệt vào các khối cơ với mục đích làm thư giãn cơ.
Quy trình kỹ thuật massage - bấm huyệt được kết thúc bằng cách sử dụng kỹ thuật xoa bớp bấm huyệt vùng đầu, vùng mặt, cổ với mục đích thư giãn tối đa.
Kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp thì ai cũng biết nhưng làm sao để xoa đúng cách lại là chuyện khác, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách để thực hiện một bài massage hoàn chỉnh và thu được lợi ích tối ưu nhất nhé.
Kỹ thuật xoa - vuốt
Nhân viên massage lấy đầu ngón tay, gốc gan bàn tay, mô tay út, hoặc sử dụng ngón tay cái để xoa tròn lên chỗ đau, kết hợp với di chuyển trên da của người bệnh. Kỹ thuật xoa vuốt thường áp dụng chủ yếu với bụng hoặc lưng với những động tác massage mềm mại và uyển chuyển.
Với động tác vuốt người massage sẽ sử dụng gốc bàn tay, mô ngón tay cái hoặc ngón tay út và di chuyển theo các đường thẳng trên da. Động tác này được áp dụng để chăm sóc toàn thân.
Kỹ thuật xoa - vuốt có tác dụng kích thích mạng lưới mao mạch và thụ cảm thần kinh trong cơ thể, làm giãn nở các mạch, kích thích tuần hoàn, dưỡng da, giảm phù nề.
Kỹ thuật day - miết
Nhân viên massage dùng dùng mô hoặc gốc của ngón tay út, mô ngón cái để ấn xuống lưng người được massage 1 lực vừa đủ, đồng thời di chuyển theo các đường tròn, ngày càng tăng cường độ (tuy nhiên cũng cần phải dựa trên thể trạng của người được massage).
Tiếp đó là miết, dùng đầu ngón tay cái miết xuống da, kéo căng ca và di chuyển theo đường thẳng trên da.
Day miết còn 1 biến thể nữa (kỹ thuật phân với hợp). Tương tự như động tác miết, nhưng sử dụng cả 2 tay, xuất phát từ cùng 1 điểm, tách về 2 bên sau đó miết về cùng 1 điểm.
Kỹ thuật day - miết có tác dụng làm giãn các mạch và tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, tăng cường dinh dưỡng, ngăn ngừa chứng teo cơ một cách hiệu quả.
Kỹ thuật véo - bóp
Nhân viên massage dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp và kéo da. Động tác véo này thường được áp dụng cho lưng và trán.
Để bóp, dùng ngón tay cái cùng các ngón tay để bóp vào gân hoặc nơi bị đau nhức, có thể vừa bóp vừa kéo thả. Người thực hiện có thể sử dụng lực của đốt thứ 3 của các ngón tay để bóp, nhưng phải để ý dùng lực vừa phải để không gây đay.
Kỹ thuật bép thường được áp dụng tại vai, gáy, nách, có tác dụng chống đau, hạn chế tình trạng co cứng cơ, thần kinh bại liệt...
Kỹ thuật đấm - chặt - vỗ
Nhân viên massage nắm bàn tay và sử dụng phần mô của ngón tay út để đấm lên vùng bị đau, sau đó duỗi bàn tay ra, dùng mô ngón út chặt liên tục và chỗ đau.
Còn với động tác vỗ thì hơi co khum lòng bàn tay và vỗ với cường lực từ nhẹ nhàng đến mạnh hơn.
Kỹ thuật đấm - chặt có khả năng gây ức chế hệ thần kinh trung ương, giảmm mệt mỏi, đồng thời tạo cảm giác thoái mái dễ chịu.
Kỹ thuật rung - lắc
Người được massage ngồi thẳng, nhân viên trị liệu sử dụng 2 tay nắm cổ tay người bệnh, dùng sức để rung từ tay lên vai, sao cho tay người bệnh giống như những làn sóng.
Kỹ thuật rung - lắc có công dụng phục hồi các chức năng phản xạ và dẫn truyền thần kinh hiệu quả.
Kỹ thuật bấm huyệt
Nhân viên massage sử dụng gốc bàn tay, mô, ngón tay cái, ngón tay út để bấm vào các huyệt. Còn với điểm huyệt thì dùng ngón tay cái hay phần mu khớp đốt 2 hoặc 3 ngón trỏ ngón giữa, hoặc có thể là khuỷu tay, dùng lực vừa phải để ấn vào các huyệt đạo.
Kỹ thuật bấm huyệt có tác động đến hệ thần kinh rất hiệu quả, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.
Trên đây là một số chia sẻ về Quy trình massage bấm huyệt. Hiện nay trên các ghế massage toàn thân hiện đại được lập trình để có thể thực hiện được nhiều phương pháp massage khác nhau. Bên cạnh đó các ghế massage được trang bị hệ thống con lăn thông minh tích hợp cảm biến, hệ thống rung massage, massage túi khí, nhiệt hồng ngoại... cho phép thự hiện các kỹ thuật massage một cách điêu luyện không thua kém nhân viên chuyên nghiệp.
Nếu có điều kiện các bạn có thể trang bị cho bản thân và gia đình 1 chiếc ghế massage toàn thân Nhật Bản để được chăm sóc sức khỏe và thư giãn tinh thần mỗi ngày nhé.