Stress hay còn gọi là căng thẳng, đây là trạng thái bất ổn về mặt cảm xúc, tinh thần của con người do nhiều yếu tố gây ra. Khi bị căng thẳng, cơ thể chúng ta sẽ có những phản ứng tương tự khi gặp tình huống nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Nó khiến nồng độ hormone cung cấp năng lượng tăng vọt, các giác quan sẽ trở nên nhạy cảm hơn, tim đập nhanh và hơi thở gấp.
Thông thường, nhiều người sẽ nghĩ bệnh đau dạ dày xảy ra là do ăn uống không khoa học, bị mất ngủ hoặc có bệnh lý nền... Tuy nhiên, chính tâm trạng căng thẳng, stress thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh dạ dày. Bởi vì, stress sẽ khiến dịch vị dạ dày sẽ tăng tiết acid HCl, từ đólàm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Triệu chứng điển hình của stress
- Các dấu hiệu về cảm xúc: Khi rơi vào trạng thái stress sẽ khiến con người luôn cảm thấy căng thẳng, lo âu, tức giận, sợ hãi, thất vọng, nóng nảy… thậm chí là trầm cảm.
- Dấu hiệu về hành vi: Thèm ăn, có thể uống rượu, hút thuốc; Tâm trạng bồn chồn, hồi hộp, la hét, khóc lóc, có khi còn đập vỡ đồ đạc.
- Dấu hiệu về thể chất: Bị mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải; Cảm giác buồn nôn, đau nửa đầu, đau ngực, có thể bị chuột rút hoặc đau nhức toàn thân; Tim đập nhanh…
- Dấu hiệu về tinh thần: Dễ rơi vào trạng thái lú lẫn, khó tập trung, không quyết đoán khi đưa ra các quyết định; Bị suy giảm trí nhớ…
=> Lưu ý: Khi người bệnh bị stress kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng sau, cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
- Bị chảy máu cam.
- Cơ thể đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt ở bàn tay, dưới cánh tay, vùng kín…
- Bị mất ngủ triền miên, thiếu ngủ, dẫn đến kiệt sức.
- Chán ăn, buồn nôn, trào ngược dạ dày và táo bón.
- Tóc rụng tóc từng mảng lớn và rụng rất nhiều.
- Bị suy giảm trí nhớ, mất tập trung và hay quên…
Nguyên nhân stress gây bệnh đau dạ dày
Hệ thống thần kinh trung ương kết hợp với hệ thống thầ kinh ruột làm nhiệm vụ điều khiển hệ tiêu hóa. Do vậy, khi cơ thể căng thẳng sẽ khiến hệ tiêu hóa bị ngưng trệ, bởi lúc này hệ thống thần kinh trung ương đã tắt lưu lượng máu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các cơn co thắt của cơ bóp tiêu hóa, giảm tiết cần thiết cho việc tiêu hóa, thậ chí có thể nhiễm vi khuẩn HP. Đó chính là lý do stress có thể gây ra bệnh đau dạ dày.
Ngoài ra, stress còn có thể gây ra sự co thắt ở thực quản, khiến axit trong dạ dày tăng, dẫn tới chứng khó tiêu.
Không phải tất cả các trường hợp khi bị stress đều có thể gây viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm loét dạ dày. Song chính sự căng thẳng sẽ khiến hệ tiêu hóa không khỏe và để lâu dần sẽ gây viêm dạ dày.
Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày do stress
Giai đoạn đầu, các triệu chứng đau dạ dày sẽ chỉ thoáng qua như:
- Người bệnh cảm thấy bị đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, chậm tiêu hóa...
- Cảm giác chán ăn, mệt mỏi do hệ tiêu hóa không khỏe.
- Nếu để lâu mà tình trạng căng thẳng không được cải thiện sẽ gây ra các cơn đau nhói và co thắt vùng thượng vị.
- Có thể xảy ra tình trạng bị tiêu chảy hoặc táo bón.
- Trường hợp bệnh tiến triển nặng, người bệnh sẽ phải chịu đựng các cơn đau co thắt dữ dội, thậm chí nôn mửa.
Nếu dẫn tới loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, nghiêm trọng hơn là ung thư dạ dày sẽ không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ mà còn nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
Điều trị đau dạ dày do stress
Với nguyên nhân đau dạ dày do stress thì phương pháp điều trị hiệu quả nhất chính là việc người bệnh cần có sự điều chỉnh phù hợp cả trong công việc và cuộc sống. Khi giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh thì bệnh dạ dày cũng sẽ được cải thiện rất khả quan.
Do vậy, ngay khi xác định được nguyên nhân đau dạ dày là do căng thẳng và stress, người bệnh hãy tìm hiểu và áp dụng phác đồ điều trị khoa học, phù hợp. Nhất là cần sinh hoạt điều độ, sắp xếp công việc của mình phù hợp để giảm stress.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, đồng thời tránh các thực phẩm kích thích dạ dày như đồ uống có cồn, thực phẩm có tính lên men…
Phòng ngừa đau dạ dày do stress gây ra
- Tập thể dục thường xuyên: Vận động thể chất và tập luyện mỗi ngày sẽ có tác dụng giảm căng thẳng, đồng thời kích thích não giải phóng endorphins, giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
- Thực hiện liệu pháp thư giãn: Thực tế đã chứng minh liệu pháp thư giãn giúp những người bị bệnh đau dạ dày liên quan đến stress thiện rõ rệt tình trạng bệnh.
Một số liệu pháp thư giãn có thể áp dụng như: Phản hồi sinh học, tập yoga, thiền định, thôi miên, thư giãn cơ bắp tiến bộ, âm nhạc, massage trị liệu hoặc sử dụng ghế massage tại nhà…
- Tới bác sĩ chuyên khoa để thăm khám: Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và tư vấn để cải thiện hiệu quả tình trạng căng thẳng.
- Chế độ ăn uống: Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đủ chất và cân bằng. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, đồng thời hạn chế chất béo, không uống rượu, bia và các chất kích thích.