Tác động của trọng lực lên cơ thể

Trọng lực (lực hút của trái đất, lực hấp dẫn) tác động lên mọi thứ, mọi bộ phận của cơ thể. Nhưng những tác động này lợi – hại ra sao thì không phải ai cũng biết. Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Tác động của trọng lực lên cơ thể nhé.

Tác động của trọng lực lên xương sống

Hiệu ứng đầu tiên và đáng chú ý nhất của trọng lực lên cơ thể con người chính là: Nén cột sống.

Cột sống của chúng ta gồm nhiều đốt xương xếp chồng lên nhau, và chia thành 3 khu vực: Cột sống cổ, cột sống lưng, và thắt lưng (lưng dưới). Ở giữa các đốt xương là các đĩa đệm – một cấu cấu trúc sụn  & xơ có tính chất đàn hồi.

Ở bên ngoài của đĩa đệm là bao xơ, gồm các sợi khá chắc chắn được xếp theo vòng tâm. Ở bên cho là nhân keo (gelatin), hay còn được gọi là nhân nhày. Nhân này có tính ngậm nước cao; Ở trẻ em thì 80% là nước. Khi chúng ta trưởng thành, nhân keo mất nước dần dần. Ở những người cao tuổi thì lượng nước chỉ còn 60%.

Khi có tác động, nhân nhày thoát nước ra bên ngoài để đĩa đệm xẹp xuống và chịu lực. Lực phân tán đều khắp bề mặt đĩa đệm và bị triệt tiêu dần. Khi tác động lực không còn nhân sẽ phồng lên, hút nước trở lại, khiến cho đĩa đệm phồng lên. 

Tác động của trọng lực lên cơ thể

Có thể nói, đĩa đệm đóng vai trò tương tự như một lò xo giảm xóc, giúp bảo vệ các dây thần kinh tủy, tạo ra sự uyển chuyển cho cột sống trong các chuyển động khi xoay, nghiêng, cúi, ngửa… ó cũng phân tán đều trọng lực cũng như lực nén từ bên trên khi chúng ta mang vác, chống rung lắc của cơ thể.

Lực hấp dẫn hướng xuống khiến cho đĩa đệm bị mất độ ẩm trong cả ngày, về lâu dài dẫn đến hiện tượng giảm chiều cao. Về cơ chế, đĩa đệm sẽ phục hồi lượng nước vào bên trong nhân nhày, nhưng không phải 100%. Điều này lý giải vì sao khi về gia chúng ta thường bị giảm một phần chiều cao.

Một điều khá thú vị là khi sinh sống ở trong môi trường không trọng lực (như các phi hành gia), chúng ta có thể cao hơn khoảng 4 cm. Do đĩa đệm không phải chịu lực tác động từ lực hút của trái đất, hút nước và phình ra. Đây cũng là nguyên nhân mà các bộ đồ của những nhà du hành vũ trụ thường được làm dài hơn 4 cm so với chiều cao thật sự của họ.

Tác động của trọng lực lên vòng eo

Việc mất chiều cao không chỉ ảnh hưởng đến vùng lưng mà còn tác động đến các bộ phận khác như một “hiệu ứng domino”. Nhiều cơ quan khác cũng có xu hướng bị nén lại, cụ thể là vùng eo. Kết quả là so đo ở vị trí này tăng lên trong khi cân nặng không tăng, lượng mỡ trong cơ thể cũng không có biến động.

Vòng eo bánh mì sẽ ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và uốn dẻo của cơ thể, cản trở khả năng thực hiện các hoạt động đơn giản hàng ngày.

Tác động của trọng lực lên cơ thể

Tác động của trọng lực tới các cơ quan nội tạng

Không chỉ tác động ở bên ngoài mà lực hấp dẫn cũng ảnh hưởng tới cơ thể từ bên trong. Dần theo thời gian các cơ quan nội tạng cũng bắt đầu sa xuống khỏi vị trí ban đầu, kèm theo đó là chức năng hoạt động cũng trở nên kém hiệu quả.

Sa tạng vùng chậu không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Nó xảy ra khi các dây chằng có nhiệm vụ nâng đỡ các cơ quan ở vùng chậu suy yếu. Nguyên nhân do tuổi tác, tổn thương cơ, dây chằng năng đỡ, và tất nhiên không thể bỏ qua yếu tố tác động của trọng lực; Kết quả là sa bàng quan, sa trực tràng….

Tình trạng sa tạng diễn biến xấu hơn theo thời gian, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị sớm.

Tác động của trọng lực lên làn da

Trong da chúng ta chứa collagen, có tác dụng tăng cường sự đàn hồi, căng mịn. Nếu xét cùng khối lượng thì collage thậm chí còn bền hơn cả thép, do đó có khả năng chiến thắng tác động của lực hấp dẫn.

Tuy nhiên, khi càng có tuổi thì lượng collagen sẽ giảm. Do đó da cũng không còn khả năng đàn hồi tốt như trước. Điều này càng tệ hơn dưới tác động của lực hút trái đất (có xu hướng hút mọi thứ xuống), khiến cho da ngày càng chảy xệ xuống.

Tác động của trọng lực lên cơ thể

Tác động của trọng lực tới hệ thống tuần hoàn của cơ thể

Nếu trọng lực có thể ngăn cản nước chảy ngược lên dốc thì nó cũng sẽ cản trở lưu thông máu trong cơ thể con người tự do chảy lên trên.

Trọng lực có thể tác động lên hệ thống tuần hoàn, về lâu dài có thể gây giãn tĩnh mạch, giảm lưu thông máu tới vùng đầu. Việc máu tuần hoàn kém tới mắt, tai, mũi, da khiến chúng ta trở nên “xuống sắc”.

Một thí nghiệm khá đơn giản là bạn chỉ cần giơ một cánh tay lên cao trong 2 phút, sau đó hạn xuống và so sánh với cánh tay còn lại. Hoặc hãy cảm nhận đôi chân của mình khi đứng lâu. Một đặc điểm chung là chúng ta thấy nó nặng hơn, thậm chí là phù. Chúng đơn giản là tác động của trọng lực không đổi.

Có phải tác động của trọng lực chỉ toàn xấu ?

Trọng lực không phải lúc nào cũng có tác động sâu. Sở dĩ vạn vật trên trái đất có thể đứng và đi lại ở trên mặt đất chính là nhờ trọng lực giữ cho chúng ta được như vậy, chứ không có lẽ tất cả đã trôi nổi vô định trong không gian.

Tác động của trọng lực lên cơ thể

Khi còn là bào thai con người phát triển trong môi trường nước ối gần như không trọng lực. Cho tới 3 tháng cuối của thai kì thì sự đảo ngôi là cần thiết để trẻ phát triển trí não cũng như ra đời thuận lợi hơn (đầu ra trước).

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thực hiện những sự thay đổi để đảo ngược tác động của trọng lực. Ví dụ: Trẻ nhỏ thường hay nấm sấp, tư thế này giữ đầu thấp hơn tim, do đó máu và oxy về não tốt hơn. Hay việc trồng câu chuối, treo người trên xà, tập một số động tác yoga cũng vậy.

Ngày nay trên một số ghế massge hiện đại được trang bị chế đô Zero Gravity, mô phỏng theo tư thế của các phi hành gia trên tàu vũ trụ, giảm tác động của trọng lực, đồng thời phân bổ đều trọng lượng của cơ thể. Việc sử dụng ghế massage tại nhà sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe !

Bài viết liên quan

4 bài tập giúp trị đau gót chân

Đau gót chân có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, chủ yếu nhất là viêm cân gan bàn chân do vận động thể chất quá mức. ...

19 kỹ thuật xoa bóp

Xoa bóp là phương pháp sử dụng các tác động vật lý của tay để tác động vào cơ thể giúp thư giãn cũng như trị liệu. Ở ...

Vật lý trị liệu giảm đau như thế nào?

Những cơn đau mạn tính có thể xuất hiện vào bất cư thời điểm nào, ảnh hưởng tới khả năng vận động cũng như sinh hoạt, ...

6 “chiêu” làm dịu cảm giác đau ngực trước kỳ ...

Sự thay đổi nồng độ hóc môn trong cơ thể (như estrogen và progesterone) chính là nguyên nhân khiến chị em phụ nữ bị đau ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...