Nhồi máu cơ tim là tình trạng cấp cứu tim mạch nguy hiểm, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong nhóm các bệnh lý về tim mạch. Rất nhiều trường hợp bị nhồi máu cơ tim đã bị tử vong đột ngột trước khi được đưa tới bệnh viện. Vì vậy, tầm soát sớm chính là yếu tố cần thiết để ngăn ngừa tình trạng nguy hiểm do nhồi máu cơ tim gây ra.
Những nguyên nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi một vùng cơ tim bị hoại tử do tắc một nhánh động mạch vành. Tình trạng này thường xảy ra ở đoạn động mạch vành trái, trong đó trường hợp bị tắc mạch ở nhánh liên thất trước chiếm khoảng 40% và 25% là ở nhành mũ trái.
Tình trạng cục huyết khối hình thành trong mạch gây tắc mạch là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim. Cục huyết khối xuất hiện có thể gây ra một số bệnh lý lâm sàng như:
Tình trạng mỡ máu cao
Khi một người có chỉ số lipid trong máu cao sẽ là nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý tim mạch.
Ở vách mỏng giữa các động mạch và giữa các cơ tim có chứa Cholesterol, khi lượng cholesterol tăng cao nó làm cho lớp mỡ ở thành động mạch dày lên khiến kích thước lòng mạch giảm, gây cản trở sự lưu thông của dòng máu.
Dòng máu bị cản trở khiến các tế bào tiểu cầu bị giữ lại và bám dính, lâu dần sẽhình thành nên các mảng xơ vữa. Khi các mảng xơ vữa này bị bong tróc trong lòng mạch nó tạo ra các cục máu đông hay còn gọi là cục huyết khối.
Cục huyết khối có thể tích càng lớn sẽ càng chèn ép làm lòng mạch bị thu hẹp diện tích. Trường hợp nặng có thể làm bít và tắc hoàn toàn lòng mạch, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu và oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Khi các cơ quan trong cơ thể bị giảm nuôi dưỡng, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để tưới máu, dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim và gây ra các cơn đau thắt ngực cho người bệnh.
Bệnh cao huyết áp
Được xếp vào tình trạng bệnh lý tim mạch khá phổ biến, cao huyết áp được liệt vào danh sách là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não cũng như các bệnh lý của hệ tuần hoàn.
Huyết áp tăng cao sẽ làm tổn thương các thành mạch máu, tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa, cục huyết khối trở thành yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Bệnh đái tháo đường
Một số nhiên cứu đã thống kê và chỉ ra rằng những người bị bệnh đái tháo đường có thể có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao gấp hơn 2 lần các bệnh lý khác.
Khi lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao sẽ làm tổn thương cơ tim, gây rối loạn nhịp tim, trở thành yếu tố nguy cơ hình thành các cục máu đông gây tắc lòng mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim
Tình trạng thừa cân, béo phì
Người bị rối loạn chuyển hóa lipid
Những người nghiện thuốc lá
Do yếu tố tuổi tác, di truyền…
Dấu hiệu nhồi máu cơ tim
Xuất hiện các cơn đau thắt ngực
Cơn đau thườngxuất hiện bên ngực trái phía sau xương ức, sau đó sẽ lan lên cằm, sang vai và cánh tay trái.
Cơn đau có thể xảy ra đột ngột, đau dữ dội, đau liên tục hoặc đau từng cơn và không đáp ứng với nitrat.
Người bệnh có thể bị sốc
Mạch đập nhanh,
Huyết áp tụt,
Khó thở, thở nhanh và nông,
Tay chân lạnh, mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi…
Xuất hiện tình trạng chóng mặt, buồn nôn, thậm chí là nôn…
Biểu hiện của tim
Tiếng tim có thể thay đổi hoặc không, nhịp tim đập rất yếu,
Có thể có tiếng ngựa phi hoặc tiếng thổi tâm thu nhẹ
Khi khám tim có thể nghe thấy tiếng cọ màng tim.
=> Nhồi máu cơ tim thường được chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng, kết quả điện tâm đồ và các chỉ số men tim.
Ngăn ngừa và phòng tránh bệnh nhồi máu cơ tim
Chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt hợp lý
Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh: ăn các loại rau củ chứa nhiều vitamin đặc biệt là vitamin C để làm tăng sức bền của thành mạch.
Không nên ăn nhiều đồ ngọt
Hạn chế ăn chất béo
Tránh dùng các chất kích thích như rượu chè cà phê...
Không hút thuốc lá.
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
Đi khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe để được theo dõi, cũng như giúp phát hiện kịp thời những yếu tố bất thường trong cơ thể để được điều trị sớm và hiệu quả.
Điều trị tốt các bệnh lý mãn tính (nếu có)
Đối với những người mắc các bệnh lý về tim mạch như: Huyết áp cao, cơn đau thắt ngực,...hoặc các bệnh lý về nội tiết như bệnh đái tháo đường…người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ điều trị.
Ngoài các phương pháp kể trên thì massage trị liệu cũng là một phương pháp tốt để chăm sóc sức khỏe toàn thân nói chung và các bệnh lý tim mạch nói riêng. Massage giúp thư giãn cơ thể, tăng cường trao đổi chất dưới da, tuần hoàn máu tốt hơn. Các bạn có thể tới các trung trị liệu để được massage đúng cách hoặc trang bị và sử dụng ghế massage tại nhà.