Rất nhiều bậc cha mẹ đã lầm tưởng tình trạng suy dinh dưỡng chỉ xảy ra ở những đứa trẻ gầy gò, ốm yếu. Tuy nhiên, trong thực tế thì kể cả trẻ có cân nặng vượt quá mức bình thường cũng vẫn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ béo phì thường do chế độ ăn uống không khoa học cùng với sự hiểu biết chưa đầy đủ về dinh dưỡng của cha mẹ.
Thế nào là suy dinh dưỡng thể béo phì?
Suy dinh dưỡng thể béo phì hay gọi cách khác là tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ bị thừa cân béo phì. Suy dinh dưỡng thể béo phì xảy ra khi trẻ em bên ngoài có thể trạng béo tốt, cơ thể phát triển bình thường nhưng lại thiếu canxi, thiếu máu, thiếu vitamin D và bị còi xương.
Trẻ mắc suy dinh dưỡng sẽ rất khó phát hiện nên thường không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng thể béo phì
Những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thể béo phì ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo ý kiến của các chuyên gia như sau:
- Trẻ nhỏ không được bú hoàn toàn sữa mẹ: Đối với trẻ nhỏ, trong 6 tháng đầu đờikhông được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ mà uống sữa công thức quá nhiều. Điều này khiến các bé không nhận được đầy đủ hàm lượng canxi từ sữa mẹ.
- Trường hợp trẻ em không được tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời: Điều này có thể do tâm lý kiêng cữ từ cha mẹ nên trẻ đã không được hấp thụ đủ vitamin D tự nhiên.
- Trẻ được cho ăn dặm sớm: Trẻ nhỏ hơn 4 tháng tuổi đã được cho ăn dặm, điều này gây rối loạn chuyển hóa, giảm khả năng hấp thụ canxi.
- Chế độ ăn của trẻ bị mất cân bằng: Chế độ ăn của trẻ không cân đối, có thể bị thiếu hụt chất đạm và dư thừa năng lượng từ chất béo, lượng đường.
- Do các loại sữa không phù hợp với trẻ: - Nguồn năng lượng dư thừa sẽ tích trữ dưới dạng mỡ và gây ra tình trạng thừa cân, béo phì.
Xác định trẻ em bị béo phì Theo tiêu chuẩn tăng trưởng trẻ em của WHO
- Đối với trẻ < 5 tuổi: Trẻ trong độ tuổi này khi cân nặng theo chiều cao > 2 độ lệch chuẩn trên trung bình sẽ được xác định thừa cân. Trẻ đạt cân nặng theo chiều cao > 3 độ lệch chuẩn trên trung bình thì được xác định bị béo phì.
- Trẻ em từ 5 - 18 tuổi: Được xác định thừa cân là khi BMI theo tuổi > 1 độ lệch chuẩn trên trung bình thoe tham chiếu tăng trưởng của WHO. Trẻ béo phì khi BMI >2 độ lệch chuẩn trên trung bình, theo tham chiếu tăng trưởng của WHO.
Dấu hiệu nhận biết suy dinh dưỡng thể béo phì
Khi trẻ thừa cân béo phì có một trong các dấu hiệu sau sẽ có thể mắc suy dinh dưỡng thể béo phì:
- Trẻ thường hay quấy khóc.
- Trẻ ngủ không ngon giấc và thường xuyên bị giật mình.
- Hay ra mồ hôi trộm.
- Trẻ có dấu hiệu chậm mọc răng, chậm nói và chậm biết đi đứng.
- Thóp của trẻ mềm và chậm liền thóp.
Suy dinh dưỡng thể béo phì gây nguy hại cho trẻ:
- Trẻ bị suy dinh dưỡng thể béo phì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, hệ tiêu hóa,
- Bị còi xương, loãng xương,...
- Suy dinh dưỡng thể béo phì về lâu dài có thể gây ra các bệnh lý như biến dạng lồng ngực, gù vẹo cột sống, chân vòng kiềng,.. gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống cũng như tương lai của trẻ.
Phòng tránh tình trạng suy dinh dưỡng thể béo phì
Suy dinh dưỡng thể béo phì cũng giống như các dạng suy dinh dưỡng khác, vì đều có thể dự phòng từ khi mẹ bầu mang thai tới khi đứa trẻ ra đời và cả giai đoạn trẻ tăng trưởng ở độ tuổi đi học mầm non.
Một số cách phòng tránh suy dinh dưỡng thể béo phì:
- Khi mang bầu, trong suốt thai kỳ mẹ bầu cần đảm bảo các nhóm dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Trong nửa giờ sau khi trẻ sơ sinh chào đời cần được bú sữa mẹ ngay. Đây là giai đoạn giúp trẻ có được nguồn sữa non vô cùng quý giá.
- Trẻ sơ sinh cần được tiếp tục bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và kéo dài tới ít nhất 2 tuổi hoặc có thể lâu hơn sẽ càng tốt cho bé.
- Chú ý khi cho trẻ ăn dặm: 6 tháng tuổi là độ tuổi tiêu chuẩn để cho trẻ ăn dặm. Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể béo phì. Ngoài ra, cũng cần chú ý đảm bảo chế độ ăn dặm cho trẻ phải đa dạng và đầy đủ dưỡng chất.
- Đối với trẻ em dưới 3 tuổi: Độ tuổi này các bé cần đảm bảo ăn đủ các loại thực phẩm giàu đạm, canxi, chất béo, sắt,..
- Đối với trẻ em có sẵn thể trạng thừa cân: Cha mẹ hãy xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống khoa học và phù hợp. Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây. Ngoài ra, cũng cần cho trẻ vận động và có chế độ luyện tập đều đặn như chạy bộ, đạp xe… để có thể duy trì cân nặng ở mức bình thường. Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất béo như: Đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn...
- Cho trẻ hấp thụ vitamin D tự nhiên: Chú ý cho trẻ hấp thụ vitamin D tự nhiên từ ánh nắng ánh mặt trời bằng cách, cho trẻ tắm nắng trong thời điểm từ 7 - 8 giờ sáng là tốt nhất.