Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một dạng bệnh lý về xương khớp khá phổ biến hiện nay. Mặc dù bệnh lý này không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng nó gây khó khăn khi vận động và làm ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày. Những người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nhẹ thì phải chịu các cơn đau đớn, khó chịu, trường hợp nặng có thể gây tàn phế, bại liệt tứ chi.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy ở trong đĩa đệm cột sống bị thoát ra ngoài gây ra sự chèn ép vào ống sống hoặc các rễ thần kinh sống, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu.
Thoát vị đĩa đệm xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau tại cột sống như: cột sống cổ, thắt lưng, lưng, cùng cụt... tuy nhiên, cột sống thắt lưng là nơi dễ gặp thoát vị đĩa đệm nhất.
Thoát vị đã đệm xảy ra ở mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng theo số liệu nghiên cứu thì lứa tuổi lao động là dễ mắc nhất. Có khoảng 65% người bị mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở trong độ tuổi từ 20 – 50.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống
Những nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:
- Những người phải lao động nặng trong thời gian dài.
- Người đột ngột nâng, nhấc một vật quá nặng sai tư thế, gây tác động mạnh đến vòng xơ bao quanh đĩa đệm.
- Do yếu tố tuổi tác: Đĩa đệm cột sống thắt lưng dễ bị thoái hóa và sớm bị loạn dưỡng.
- Trường hợp bị chấn thương trong lao động, gặp tai nạn giao thông....
Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Ngay khi nghi ngờ bản thân có dấu hiệu bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, người bệnh cần chủ động tới ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh chính xác và kịp thời.
Thông thường, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định lám xét nghiệm chụp cộng hưởng từ (MRI). Đây là kỹ thuật có độ phân giải cao, hình ảnh sắc nét, giúp các bác sĩ dễ dàng chẩn đoán chính xác bệnh. Ngoài ra, qua hình ảnh chụp cộng hưởng từ còn có thể đánh giá tình trạng tủy sống và các dây chằng một cách chính xác.
* Những trường hợp được chỉ định chụp MRI
- Trường hợp người bệnh có biểu hiện đau thắt lưng kèm theo đau rễ L4, L5 hoặc S1.
- Người bệnh chỉ đau rễ L4, L5 hoặc S1 mà không bị đau thắt lưng.
- Những người bị teo cơ vùng cẳng chân, có đau hoặc không đau thắt lưng.
- Người bị teo cơ cẳng chân kèm theo rối loạn cơ vòng.
Ngoài ra,những trường hợp người bệnh sau khi khám lâm sàng bị đau rễ không điển hình thì cũng có thể được bác sĩ chỉ định làm MRI để tầm soát thêm các bệnh lý khác như: trượt đốt sống thắt lưng, khối u chùm đuôi ngựa, hoặc lao cột sống....
Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng các bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế lao động nặng, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, áp dụng liệu pháp massage...
Trên các ghế massage toàn thân hiện đại được trang bị rất nhiều tính năng giúp thư giãn và chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, chế độ massage không trọng lực giúp giảm sức ép lên hệ xương, bài massage kiểu Thái kéo giãn các đốt sống rất phù hợp với phòng ngừa và hỗ trợ thoát vị đĩa đệm. Việc trang bị ghế massage sẽ giúp các bạn chủ động trong việc massage mỗi ngày.