Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có triệu chứng rõ nhất là các cơn đau xuất hiện ngang thắt lưng, sau đó có thể đau lan sang hai bên liên sườn, nhiều trường hợp cơn đau còn chạy dọc vùng mông và lan xuống chân. Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống sẽ gây tê bì chân, thậm chí khi người bệnh cúi hoặc ngửa người sẽ bị đau kéo căng cơ chân. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là bệnh lý gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng do nguyên nhân nào gây ra?
Quá trình lão hóa là nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm thắt lưng.Ở những người cao tuổi nhân đĩa đệm sẽ mất dần nướckhiến chúng trở nên cứng hơn, dễ gãy và rạn xương. Có trường hợp người cao tuổi bị tổn thương đĩa đệm thậm chí chỉ với một cú xoay hoặc vươn người.
Ngoài ra, khibị va chạm mạnh ở vùng lưnghoặc mang vác những vật nặng không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến đĩa đệm thắt lưng bị thoát vị.
Triệu chứng nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng
- Đau nhức vùng vai gáy và ngang thắt lưng. Cơn đau có thể đau tại chỗ hoặc lan sang các bộ phận khác của cơ thể như vùng hông, đau sang mông rồi kéo xuống đùi, chân, bắp chân, bàn chân…thậm chí đau cả cánh tay, bàn tay…
- Cơn đau xuất hiện nhiều lần, có lúc đau dữ dội như bị kim châm, cũng có thể đau âm ỉ. Người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau tăng khi ho và hắt hơi…
- Chân có cảm giác bị tê, ngứa, thỉnh thoảng bị căng cơ, chuột rút
- Người bệnh ngồi lâu hoặcđứng lâu cơn đau sẽ trở nên trầm trọng gây khó chịu.
- Gặp khó khăn khi di chuyển hoặc cử động tay, chân, cầm nắm đồ vật…
- Rối loạn chức năng vận động, dây thần kinh thực vật
- Suy giảm chức năng tình dục
- Khắp người đau mỏi gây mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể.
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng có bị biến chứng không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm lưng gây rối loạn vận động
Cột sống người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Thoát vị đĩa đệm lưng gây rối loạn vận động, gây đau âm ỉ dọc sống lưng, sau đó đau lan sang thắt lưng rồi kéo xuống đùi và chân. Cơn đau khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động và đi lại. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn tới nguy cơ chân bị teo, mất khả năng đi lại.
Rễ dây thần kinh bị ảnh hưởng: Đau các rễ thần kinhgây ảnh hưởng đến khả năng vận động của chân.Khi các dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày không được giải phóngsẽ gây ra đau rễ dây thần kinh.
Rối loạn đại tiểu tiện: Người bị thoát vị đĩa đệm có thể khiến các đốt sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, làm cho cơ tròn bị rối loạn gây biến chứng rối loạn đại tiểu tiện.
Người bệnh có thể bị mất tự chủ trong việc đại tiểu tiện của mình như gặp hiện tượng bí tiểu hoặc đái dầm…
Cảm giác bị rối loạn: Người bệnh có thể bị mất cảm giác ở những nơi trên cơ thể bị ảnh hưởng của rễ dây thần kinh. Ngoài ra, chân tay bị tê bì, một số vùng da có cảm giác nóng lạnh thất thường gây khó khăn khi người bệnh vận động.
Thoát vị đĩa đệm lưng có thể gây teo cơ và bại liệt: Biến chứng thoát vị đĩa đệm có thể gây rối loạn khả năng vận động, người bệnh có thể mất cảm giác, nguy cơ cao bị teo cơ.
Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm lưng gây chèn ép rễ thần kinh
Một số dấu hiệu rõ nhất đó là:
- Cơn đau lan xuống chân
- Chân bị yếu vận động
- Khoanh cảm giác da làm thay đổi cảm giác của người bệnh.
- Gân xương bị giảm phản xạ
- Rễ thần kinh dương tính bị căng
- Dấu hiệu căng xuất hiện khi ấn dọc đường đi của dây thần kinh…
Làm thế nào để ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm thắt lưng hiệu quả?
Những phương pháp hiệu quả nhất giúp ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:
- Sau một khoảng thời gian ngồi làm việc, hãy thay đổi tư thế để giảm áp lực cho đĩa đệm. Tránh ngồi ở một tư thế quá lâu, không cúi khom người trong thời gian dài. Nếu thấy đau hãy để cơ thể nghỉ ngơi, chườm nóng, xoa các khớp vùng cổ, lưng và chân tay.
- Không nên cố khiêng vật nặng quá sức của mình.
- Hãy chăm chỉ luyện tập thể dục mỗi buổi sáng.
- Tránh để vùng thắt lưng phải vận động mạnh.
- Khi làm việc, mang vác vật, bưng bê hay giặt giũ, lái xe, bế trẻ em… hãy luôn giữ cho cột sống ở tư thế thẳng.
- Hãy làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức để đĩa đệm có thời gian hồi phục kịp thời.
- Sử dụng ghế massage toàn thân. Theo các chuyên gia về sức khỏe: Ghế massage không chỉ giúp bạn nghỉ ngơi, thư giãn; Trên các ghế massage cao cấp hiện nay còn được trang bị chế độ không trọng lực, bài massage kéo giãn kiểu Thái giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đau lưng hiệu quả.
Trên đây là một số chia sẻ từ Okasa về Thoát vị đĩa đệm lưng gây chèn ép rễ thần kinh. Nếu cơ thể xuất hiện các cơn đau, nghi ngờ bị thoát vị đĩa đệm, các bạn hãy đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời!