Bệnh tim mạch là nhóm bệnh rất nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Trong nội dung dưới đây Okasa sẽ chia sẻ với các bạn một số điều cần biết về Thực đơn ăn uống khoa học cho người bệnh tim nhé.
Kểm soát lượng thức ăn nạp vào
Lượng thức ăn một người nạp vào cơ thể cũng quan trọng như việc người đó ăn gì. Để kiểm soát lượng thức ăn đưa vào cơ thể, hãy chia nhỏ thức ăn vào các đĩa, bát. Những phần thức ăn lớn dành cho thức ăn ít calo nhưng giàu dinh dưỡng như rau củ, trái cây. Cách làm này sẽ giúp kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào cơ thể mỗi ngày, đây cũng là điều cần thiết cho người bị bệnh tim mạch.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây
Ăn nhiều rau và trái cây, bởi đây là nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, nhiều chất xơ và ít calo.
Hãy chọn công thức nấu ăn có rau hoặc trái cây làm nguyên liệu chính trong mỗi bữa ăn hàng ngày để có trái tim khỏe.
Tham khảo một số cách lựa chọn loại rau củ quả và cách chế biến chúng tốt nhất:

Lựa chọn ăn ngũ cốc nguyên hạt
Đây là nguồn dinh dưỡng chứa nhiều chất xơ, giúp điều hòa huyết áp và tốt cho sức khỏe của tim.
Nên chọn ngũ cốc: Bột mì nguyên cám; Bánh mì nguyên cám 100%; Ngũ cốc có chứa nhiều chất xơ; Ngũ cốc nguyên hạt như: gạo lứt, lúa mạch và kiều mạch; Mì ống nguyên chất; Bột yến mạch.
Hạn chế hoặc tránh dùng: Các loại bột trắng đã qua tinh chế; Bánh mì trắng; Bánh quế đông lạnh; Bánh từ bột ngô; Bỏng ngô; Bánh mì lên men nhanh; Các loại bánh rán; Bánh quy; Bánh nướng; Sợi mì trứng.
Hạn chế ăn các chất béo không lành mạnh
Trong mỗi bữa ăn hàng ngày, khi hạn chế lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa sẽ giảm cholesterol trong máu giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
Hãy chọn ăn thịt nạc có ít hơn 10% chất béo. Khi chế biến món ăn hãy sử dụng một chút bơ, bơ thực vật. Có thể dùng chất béo không bão hòa có trong dầu oliu, dầu hạt cải…hoặc chất béo không bão hòa có trọng một số loại cá, bơ, hạt… sẽ giúp giảm tổng lượng cholesterol trong máu.
=> Lưu ý: Mỗi ngày đưa vào cơ thể tổng lượng calo: Chất béo bão hòa: không quá5 - 6% tương đương 11 – 13g; Tránh hoàn toàn chất béo dạng trans.
Những loại thực phẩm chứa chất béo nên chọn: Dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu thực vật từ các loại hạt; Bơ thực vật, bơ hạnh nhân, bơ hạt điều; Quả bơ.
Thực phẩm chứa chất béo cần tránh hoặc nên hạn chế: Các chế phẩm từ sữa; Mỡ lợn; Sốt kem, nước hầm, nước sốt; Thịt xông khói; Bột kem không sữa; Bơ thực vật hydro hóa; Bơ ca cao (có trong socola); Dầu dừa, dầu cọ…
Chọn thực phẩm có nguồn protein ít béo
Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần chọn những nguồn thực phẩm bổ sung protein ít béo, tốt nhất hãy đảm bảo lượng chất béo trong chúng là thấp nhất.
Các loại thực phẩm chứa protein nên chọn: Các sản phẩm từ sữa ít béo như: sữa tách béo, sữa chua, phô mai; Trứng; Cá hồi; Các loại thịt da cầm bỏ da; Thịt nạc; Cây họ đậu như đậu Hà Lan; Đậu lăng; hạt đậu nành; Đậu phụ; Dầu nành, dầu hạt cải.
Những thực phẩm chứa protein nên tránh hoặc cần hạn chế: Sữa không tách béo; Nội tạng động vật; Mỡ động vật, thịt lẫn mỡ; Sườn heo; Xúc xích; Thịt xông khói; Thịt chiên hoặc tẩm bột chiên…
Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn
Ăn nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, đây một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Một người trưởng thành, nạp vào cơ thể không quá 2.300mg muối mỗi ngày (tương đương 1 muỗng cà phê muối). Lượng muối nạp vào cơ thể lý tưởng nhất là <1.500mg mỗi ngày.
Khắc phục tình trạng ăn nhiều muối bằng cách ăn thực phẩm tươi, tự nấu súp và món hầm để cắt giảm muối hiệu quả nhất.
Hiện nay trên một số ghế massage hiện đại được thiết kế bài mát xa dành riêng cho những người bị bị tim mạch - huyết áp. Các bạn có thể trao đổi với các bác sĩ để biết về liệu pháp massage cũng như loại ghế massage có thể áp dụng để chăm sóc sức khỏe và thư giãn.