Massage là một phương pháp trị liệu không dùng thuốc của y học phương Đông đã thịnh hành từ hàng ngàn năm ở các nước châu Á như Trung quốc, Nhật bản, Thái Lan, Ấn độ, Việt nam… và ngày càng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Hiểu về phương pháp massage trị liệu
Phương pháp massage trị liệu dựa trên hệ thống kinh mạch, huyệt đạo ở cơ thể người để tác động bằng các động tác như xoa, vuốt, day, ấn, đấm, vỗ, miết… nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực từ bên trong cơ thể như: kích thích máu lưu thông tốt hơn để cung cấp đầy đủ ô xy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan, bộ phận cơ thể, nhất là vị trí, khu vực bị tổn thương để tăng cường chức năng, phục hồi thương tổn, nâng cao sinh lực; giúp nâng cao sức khỏe cơ thể về cả thể chất và tinh thần.
Massage chủ yếu sử dụng lực ở bàn tay, ngón tay, khuỷu tay hoặc đầu gối, gót chân…để tác động vật lý từ bên ngoài cơ thể nên không có những tác dụng phụ không mong muốn như dùng thuốc. Vì vậy đây là phương pháp được đánh giá cao ở tính an toàn và cách thực hiện cũng khá đơn giản; bất cứ ai cũng có thể tự massage cho mình nếu tham khảo hướng dẫn cụ thể của các chuyên gia.
Để áp dụng massage trị liệu, trước hết cần xác định đúng tình trạng bệnh lý của người bệnh rồi từ đó lựa chọn cách massage phù hợp, bao gồm massage vào vị trí, huyệt đạo nào; massage như thế nào; massage trong bao lâu; kèm theo đó là kết hợp chế độ dinh dưỡng, tập luyện…như thế nào để đạt kết quả tốt nhất.
Thực tế, với những bệnh lý thông thường có thể áp dụng massage trị liệu rất hiệu quả khi bệnh mới xuất hiện hoặc tình trạng nhẹ; tuy nhiên, trong trường hợp bệnh đã tiến triển nặng hoặc áp dụng massage nhiều ngày mà bệnh không thuyên giảm thì người bệnh có thể đi khám điều trị theo phác đồ của bác sỹ; nhưng massage vẫn có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị nhanh chóng đạt kết quả.
Cách thực hiện massage trị liệu
Sau đây là hướng dẫn cách massage hỗ trợ điều trị một số bệnh lý để các bạn tham khảo:
- Bệnh tăng, giảm huyết áp: Cần massage khu vực trán và vùng đầu và một số huyệt đạo có tác dụng điều hòa nhịp tim, ổn định huyết áp. Cách massage là vuốt theo chiều ngang của trán từ trái snag phải và ngược lại.
Đối với vùng đầu, áp dụng động tác xoa bóp bằng các đầu ngón tay khắp vùng đầu; sau đó vuốt ngược từ trước trán lên đỉnh đầu vòng ra sau gáy; kết hợp kéo căng tóc từng lọn nhỏ lần lượt khắp vùng đầu.
Đồng thời, massage bằng cách dùng ngón tay day ấn theo đường tròn tại các huyệt Thái dương, Ấn đường, Nhân trung.
- Giảm đau đầu, chóng mặt, thiếu máu não, mất ngủ…: massage tại huyệt Phong trì ở sau đầu là hai điểm nằm sát đáy hộp sọ, đối xứng qua rãnh xương cổ sau gáy.
- Giảm đau răng, đau đầu, đau bụng, đau nhức xương khớp…: massage huyệt Hợp cốc, vị trí huyệt là điểm giao nhau giữa ngón tay chỏ và ngón tay cái
- Hỗ trợ điều trị bệnh thận, giúp bổ khí tráng dương và các bệnh khí hư, đau bụng kinh, tắc kinh ở phụ nữ: massage huyệt Quan nguyên nằm ở đan điền hạ, cách thẳng dưới rốn khoảng 7-8cm.
- Bệnh đau dạ dày: massage bụng bằng cách chồng hai bàn tay lên nhau, áp lên bụng và xoa tròn trong 2-3 phút. Tiếp đến, massage huyệt Túc tam lý nằm ở phía trước và mé ngoài cẳng chân, cách đầu gối 3cm.
- Bệnh đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, mụn, nếp nhăn, nám sạm da ở chị em phụ nữ: massage huyệt Tam âm giao nằm ở mặt trong cổ chân, cách mắt cá chân phía trong 4cm lên phía trên cẳng chân.
- Nâng cao sinh lực, phục hồi năng lượng, lưu thông khí huyết, kéo dài tuổi thọ: massage day ấn tại huyệt Dũng tuyền nằm ở giữa chỗ hõm lòng bàn chân.
Massage bấm huyệt nên được thực hiện thường xuyên mỗi ngày, ngay cả khi cơ thể bình thường để ngăn ngừa bệnh phát sinh và nâng cao sức khỏe. Ngoài tự massage, đến các trung tâm trị liệu thì các bạn có thể trang bị và sử dụng ghế massage tại nhà, rất hiệu quả !