Hiện tượng phần trên của dạ dày bị nhô lên thông qua cơ hoành, phần nhô bất thường đó của dạ dày lọt vào trong khoang lồng ngực gọi là bệnh thoát vị hoành.
Bất kỳ ai và mọi lứa tuổi đều có thể bị thoát vị hoành. Tuy nhiên, phụ nữ thừa cânvà những người ở độ tuổi trên 50 tuổi sẽ có nguy cơ cao mắc thoát vị hoành. Trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ bị thoát vị hoành. Khi chưa xác định được nguyên nhân sẽ rất khó khăn để chẩn đoán thoát vị hoành.
Cơ hoành có vai trò gì trong cơ thể con người?
Có cấu trúc hình vòm, cơ hoành là vùng ngăn cách giữa ổ bụng và lồng ngực. Thông thường, vào tuần thứ 8 - 10 của thời kỳ bào thai cơ hoành sẽ hình thành.
Nếu cơ hoành không được hoàn thiện trong quá trình hình thành sẽ tạo ra khe hở cơ hoành. Khe hở này khiến cho lồng ngực và ổ bụng không được ngăn cách triệt để. Vì thế các tạng trong ổ bụng như dạ dày, ruột, gan… có thể đi qua khe hở của cơ hoành đi lên lồng ngực gây ra bệnh thoát vị hoành.
Thoát vị hoành có hai loại chính, đó là: Thoát vị trượt, thoát vị chèn
Những trường hợp thoát vị hoành nhẹ, hầu hết không xuất hiện triệu chứng gì đặc biệt. Những trường hợp bị thoát vị hoành nặng sẽ gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh, có thể gây trào ngược dạ dày thực quản.
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị hoành
Bệnh thoát vị hoành thường không xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Thực quản đi vào dạ dày thông qua một khe hở trong cơ hoành.Khi các mô cơ bắp xung quanh khe hở này trở nên yếu đi sẽ xảy ra thoát vị hoành. Thoát vị hoành xảy ra có thể do các nguyên nhân:
- Khu vực cơ hoành bị tổn thương
- Ngay khi sinh ra, cơ thể trẻ đã có khe hở lớn ở dạ dày đó là thoát vị hoành bẩm sinh.
- Các cơ bắp xung quanh chịu áp lực liên tục và dữ dội như bị ho, bị nôn hoặc khi nâng các vật nặng…
Chẩn đoán thoát vị hoành như thế nào?
-
Thoát vị hoành có các triệu chứng sau
Thông thường người bị thoát vị hoành không có triệu chứng rõ ràng, tuy nhiên khoảng 1 giờ sau khi người bệnh ăn có xuất hiện các triệu chứng:
- Ngực bị đau, gây ợ hơi, ợ nóng khiến khả năng nuốt bị khó.
- Tình trạng ợ nóng sẽ nặng hơn khi người bệnh ở trạng thái nằm.
- Xuất huyết do sự kích ứng ở thực quản.
-
Chẩn đoán lâm sàng thoát vị hoành qua hình ảnh
- Siêu âm: Phương pháp này thường được áp dụng đánh giá thoát vị hoành bẩm sinh ở giai đoạn bào thai và trẻ nhỏ. Siêu âm được coi là phương pháp chẩn đoán lâm sàng hữu ích và đơn giản.
- Chụp X-quang: Có thể chụp bụng thông thường hoặc chụp có uống thuốc cản quang để xác định tình trạng thoát vị hoành.
- Chụp cắt lớp vi tính: Phương pháp chụp cắt lớp có tiêm kết hợp uống thuốc cản quang đang là phương pháp phổ biến trong chẩn đoán thoát vị hoành.
Phương pháp này được sử dụng nhiều trong chẩn đoán thoát vị hoành ở người lớn. Hình ảnh của chụp cắt lớp sẽ giúp bác sĩ đánh giá chi tiết vị trí, tạng cũng như loại thoát vị… để bác sĩ đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.
- Phương pháp nội soi: Bác sĩ chỉ định phương pháp nội soi trong phẫu thuật khi người bệnh bị thoát vị hoành.
- Phương pháp cộng hưởng từ: Cũng có thể được sử dụng trong chẩn đoán bệnh lý thoát vị hoành.
Thoát vị cơ hành có triệu chứng ra sao?
- Dấu hiệu của thoát vị hoành có thể liên quan đến trào ngược dạ dày: người bệnh bị ợ nóng, ợ chua, ợ hơi, khó nuốt, bị đau ở thực quản hay dạ dày…
- Cũng có trường hợp, người thoát vị hoành có thể xuất hiện các cơn đau ngực, cơn đau này dễ bị nhầm lẫn với đau tim.
- Người bị thoát vị hoành có thể kèm cảm giác buồn nôn, thậm chí bị nôn, đại tiện hoặc trung tiện bị khó khăn…
Điều trị thoát vị hoành
Mục tiêu điều trị thoát vị hoành là kiểm soát các triệu chứng đồng thời ngăn ngừa bệnh biến chứng.
- Để thực hiện tốt mục tiêu này cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống khoa học.
- Nâng đầu giường của người bệnh nằm cao hơn từ 10-15 cm để ngăn dịch vị trào ngược đến thực quản khi người bệnh ngủ.
- Phương pháp điều trị bằng thuốc: có thể dùng một số loại thuốc như: Antacids, thuốc kháng axít trung hòa axít dạ dày. Thuốc giảm tiết dịch axít như famotidine, ranitidine… hoặc thuốcomeprazole ức chế bơm proton.
- Thực hiện phẫu thuật nội soi khi các triệu chứng không được khắc phục sau khi điều trị bằng thuốc hoặc xuất hiện các biến chứng gây sẹo, loét, xuất huyết…
Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ các thói quen sinh hoạt sẽ có thể kiểm soát được tình trạng của thoát vị hoành:
- Giữ trọng lượng cân nặng phù hợp, tránh quá cân béo phì.
- Ăn chậm, nhai kỹ: Người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn thành 4-5 bữa nhỏ mỗi ngày.
- Không ăn những loại thức ăn gây ợ chua như: socola, thức ăn cay, khoai tây, trái cây học cam quýt…
- Với những người yêu thích mát xa, thường xuyên đi massage spa cần biết: Xoa bóp – bấm huyệt có thể tác động tới cơ hoành cũng như khả năng hô hấp của phổi. Các bạn nên chọn các trung tâm trị liệu uy tín và nói với nhân viên trực tiếp thao tác về tình trạng bệnh lý của mình.
Trường hợp sử dụng ghế massage toàn thân tại nhà nên được bác sĩ, chuyên gia sức khỏe tư vấn về loại ghế massage cũng như kỹ thuật massage có thể sử dụng.
Trên đây là một số thông tin từ Okasa giúp các bạn Tìm hiểu về bệnh thoát vị hoành một cách chi tiết và cụ thể. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể!