Tìm hiểu về cơ tim

Cơ tim là một bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng của tim. Đây chính là bộ phận không ngừng nghỉ, liên tục co giãn để bơm máu tới các cơ quan trong cơ thể. Chính do tầm quan trọng đó màkhi cơ tim bị mắc bệnh lý nguy hiểm sẽ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu về cơ tim

Cơ tim được điều khiển bởi hệ thống thần kinh tự động, các hormone và một phần có thể co giãn tự nhiên. 

Cơ tim là một lớp trung gian dày, nó nằm giữa lớp ngoài của thành tim hay còn gọi là màng ngoài tim và lớp màng trong tim, được cung cấp máu lưu thông qua mạch vành. 

Các đĩa tạo nên sự kết hợp xen kẽ giữa các tế bào cơ tim, được bọc bởi các sợi collagen và các chất khác tạo thành ma trận ngoại bào.

Cơ tim khi co duỗi cũng tương tự như cơ xương. 

Tìm hiểu về cơ tim

Chức năng và cấu trúc sinh lý của cơ tim

Chức năng của cơ tim

Cơ tim có chức năng chính là tự co giãn theo một thể thống nhất do có sự gắn kết chặt chẽ giữa các sợi cơ. Trong quá trình cơ tim co giãn, nó sẽ làm nhiệm vụ đẩy máu lưu thông trong hệ tuần hoàn.

Trong trường hợp có bệnh lý, các sợi cơ tim sẽ phản ứng theo cùng một cách thức, chẳng hạn như cùng phì đại khi hoạt động quá tải hoặc hoại tử thành những mô xơ khi thiếu cung cấp máu.

Cấu trúc sinh lý 

Giữa tế bào cơ vân và tế bào cơ trơn có tính chất trung gian là tế bào cơ tim. Những tế bào này nhỏ, có vân, chia nhánh và chỉ một nhân. 

Các tế bào cơ tim có cầu nối giúp chúng gắn kết với nhau thành một khối vững chắc và các đoạn màng tế bào hòa với nhau. 

Các sợi cơ tim có tính hợp bào, chúng hoạt động như một thể thống nhất nhằm đáp ứng với kích thích, lan truyền điện thế giữa các sợi cơ tim diễn ra nhanh chóng nhờ các cầu nối. Bộ nối giữa tâm nhĩ và tâm thất được coi là đường dẫn truyền đặc biệt, sẽ là cầu nối cho sự lan truyền điện thế từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

Có nhiều ty lạp thể và mạch máu nằm trong các sợi cơ tim, rất phù hợp với đặc tính hoạt động ái khí của tim. 

Tìm hiểu về cơ tim

Tế bào cơ tim có thành phần chủ yếu là: Các tơ cơ; Các sợi dày; Các sợi mỏng; Các sợi cơ co rút gây ra co rút toàn bộ tế bào cơ tim; Bao quanh các sợi cơ có mạng nội sinh cơ chất, đây chính là nơi để dự trữ canxi.

Cấu tạo của cơ tim cũng có vân, nhưng nó khác với cơ vân và các tế bào cơ tim kết hợp lại với nhau thành một khối vững chắc nhờ có cầu nối. Vì vậy, cơ tim có thể tự co rút, đẩy máu đi khắp cơ thể mà không chịu tác động của bộ não.

Tìm hiểu về hoạt động của cơ tim

Cơ tim là bộ phận có thể hoạt động không ngừng nghỉ cho tới khi chết.

Bình thường, tim có thể co bóp với tốc độ trung bình từ 60 - 100 lần/phút và nó sẽ hoạt động như vậy trong suốt một đời người.

Cơ tim có được khả năng hoạt động bền bỉ như vậy là do nó có cấu trúc đặc biệt và nó được cung cấp nhiều năng lượng hơn so với các loại cơ khác, trong đó phải kể đến vai trò của ty thể. 

Ty thể là nơi cung cấp năng lượng cho tất cả các tế bào trong cơ thể trong đó có tế bào cơ. 

Nếu cơ vân chỉ chiếm 1 – 2% ty thể, thì lượng ty thể trong cơ tim cao hơn gấp nhiều lần, nó chiếm khoảng 30 – 35%. Vì vậy, nếu ở trạng thái bình thường, tim không bao giờ phải nghỉ ngơi, vì cơ tim luôn được cung cấp nguồn cung năng lượng để hoạt động.

Tìm hiểu về cơ tim

Tim là bộ phận đặc biệt quan trọng trong cơ thể, nó hoạt động bền bỉ, suốt đời không biết mệt mỏi. Tuy nhiên, tim không phải là vĩnh cửu, vì thế con người cần thường xuyên vận động và luyện tập để nâng cao sức khỏe, hành động này cũng là để bảo vệ cho một trái tim luôn khỏe.

Những bệnh lý thường gặp có liên quan đến cơ tim

Cơ tim cũng giống như các loại cơ khác, nó cần được nuôi dưỡng bằng lượng máu được cung cấp từ hệ tuần hoàn, thông qua động mạch vành. Trong trường hợp lượng máu đến nuôi cơ tim bị giảm, sẽ xuất hiện sự phản ứng của cơ tim đó là các cơn đau thắt ngực.

Động mạch vành là động mạch cung cấp máu nuôi dưỡng cơ tim và nguyên nhân thường gặp khi xảy ra tình trạng đau thắt ngực là do bị hẹp một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành. 

Khi người bệnh nghỉ ngơi và không hoạt động gắng sức thì lượng máu đến nuôi cơ tim có thể vẫn đủ. Tuy nhiên, khi người bệnh hoạt động thì cơ tim sẽ cần một lượng máu và oxy nhiều hơn vì nó phải làm việc nhiều hơn. Chẳng hạn khi chúng ta đi nhanh hoặc leo cầu thang, nhịp tim của chúng ta sẽ tăng lên để cung cấp nhiều máu hơn cho cơ tim. 

Để bảo vệ sức khỏe tim mạch các bạn có thể trang bị và sử dụng ghế massage tại nhà. Các loại ghế massage hiện đại được trang bị rất nhiều tính năng giúp thư giãn và chăm sóc sức khỏe tại nhà như: Con lăn 4D, nhiệt hồng ngoại, rung massage, hệ thống túi khí toàn thân... 

Việc sử dụng ghế massage mỗi ngày sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình bạn!

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim

Các dạng rối loạn nhịp tim - Ngoại tâm thu Là tình trạng nhịp tim bất thường xuất hiện thêm ngoài nhịp tim bình ...

Hiểu về tình trạng rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là bệnh lý xảy ra khi quá trình vận hành điều khiển nhịp của tim gặp trục trặc. Có thể là sự bất ...

Tìm hiểu về nhịp tim chậm

Nhịp tim chậm xảy ra khi tần số tim đập chậm dưới 60 nhịp/phút. Nguyên nhân gây ra tình trạng nhịp tim chậm có thể bắt ...

Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân

Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng hình thành các cục máu đông ở bên trong tĩnh mạch. Huyết khối tĩnh mạch có thể ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...