Đau tim hay còn gọi là nhồi máu cơ tim. Tình trạng này xảy ra khi động mạch vành bị tắc nghẽn đột ngột gây thiếu máu tới một phần cơ tim. Người bệnh bị nhồi máu cơ tim nếu được cấp cứu kịp thời sẽ có thể hồi phục hoàn toàn và trở lại cuộc sống bình thường.
Người bệnh tập luyện sau khi trải qua cơn đau tim là điều cần thiết
Sau cơn đau tim, nếu được xử lý kịp thời thì sức khỏe của người bệnh sẽ phục hồi nhanh hay chậm tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và phản ứng của cơ thể. Giai đoạn phục hồi, người bệnh cần nghỉ ngơi đúng cách, thư giãn và kiểm soát tốt tâm trạng, tránh căng thẳng, stress.
Hoạt động thể chất phù hợp và thường xuyên sẽ rất tốt cho người bệnh sau cơn đau tim.
Ngày nay, sau cơn đau tim, người bệnh được khuyến khích hoạt động ở mức độ và cường độ phù hợp theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Cường độ luyện tập sẽ dựa trên tình trạng tổn thương tim mà bệnh nhân đã trải qua.
Trước khi xuất viện, bác sĩ sẽ tư vấn kỹ lưỡng cho người bệnh về những điều cần thực hiện sau ra viện, kể cả chương trình luyện tập của người bệnh trong giai đoạn phục hồi.
Bài tập phù hợp dành cho đa số người bệnh sau cơn đau tim là các hoạt động đi bộ, đạp xe hay bơi lội với thời gian khoảng 20 phút mỗi ngày trong từ 4 tới 6 tuần.
Lưu ý: Người bệnh sau cơn đau tim không nên vận động nặng với các môn thể thao như cử tạ sẽ không tốt cho quá trình hồi phục của người bệnh.
Những lưu ý dành cho người bệnh trong quá trình phục hồi sau cơn đau tim
Tránh thừa cân, béo phì sẽ giúp giảm nguy cơ bị tái đau tim.
Xây dựng chế dộ ăn uống khoa học, phù hợp trong quá trình hồi phục chức năng tim mạch. Thay đổi chế độ ăn nhằm mục đích giảm khối lượng cơ thể cho đến khi phù hợp.
Người bệnh cần hạn chế hoặc tránh hoàn toàn các loại thức ăn làm gia tăng nguy cơ bệnh lý mạch vành.
Tăng cường ăn nhiều hoa quả và rau tươi;
Sử dụng dầu oliu;
Ăn các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt;
Ăn cá sẽ rất tốt cho người bệnh vì trong cá có chứa nhiều chất béo omega - 3 có ích cho sức khỏe;
Bỏ hút thuốc lá ngay lập tức (nếu có hút thuốc lá) vì những người hút thuốc lá sẽ có nguy cơ bị đau tim cao gấp gần hai lần so với những người bình thường chưa bao giờ hút thuốc.
Liệu pháp massage có thể giảm đau. Các bạn có thể tới các trung tâm trị liệu để được bác sĩ tư vấn về kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt cũng như loại ghế massage nên sử dụng.
Thời điểmngười bệnh có thể quay trở lại làm việc sau cơn đau tim
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và tính chất công việc mình làm mà người bệnh có thể quyết định thời điểm quay lại làm việc.
Đối với công việc văn phòng đơn thuần: Người bệnh có thể trở lại làm việc sau vài tuần.
Nếu là công việc cần hoạt động thể lực thì người bệnh không thể sớm làm việc được.
Lưu ý: Trước khi quay trở lại làm việc sau cơn đau tim, tốt nhất người bệnh cần đi khám và tham khảo ý khiến của bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khỏe bản thân rồi mới quyết định trở lại làm việc.
Người bệnh sau cơn đau tim cần tái khám thường xuyên
Bệnh mạch vành là nguyên nhân chính dẫn tới cơn đau tim, do vậy sau cơn đau tim người bệnh cần thường xuyên tái khám để kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh lý mạch vành.
Khi tái khám, người bệnh cần được kiểm tra huyết áp và nồng độ cholesterol. Ít nhất nên tái khám 1 lần/năm.
Đối với trường hợp người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc điều trị sau cơn đau tim, cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuân thủ nghiêm ngặt việc dùng thuốc sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ cơn đau tim tái phát.