Trong cơ thể con người, não bộ của chúng ta điều khiển cơ thể theo hình thức bắt chéo. Nghĩa là, phần não trái sẽ điều khiển vận động, cảm giác phía bên phải cơ thể. Ngược lại, não phải sẽ điều khiển vận động, cảm giác phía bên trái. Chính vì thế, trong trường hợp một người bị tai biến mạch máu não và liệt nửa người bên phải thì hình ảnh phim chụp cộng hưởng từ sẽ chỉ ra kết quả tổn thương bán cầu não trái.
Nguyên lý bắt chéo này cũng tồn tại trong một bộ phận vô cùng qua trọng của cơ thể, đó chính là cấu trúc của ADN.
Nguyên lý phản xạ chéo
Từ tính chất bắt chéo này, để điều trị bệnh, con người có thể sử dụng các vùng phản xạ bên trái để điều trị cho bên phải và ngược lại. Chẳng hạn, khi một người có bàn chân rất nhạy cảm đang bị sưng đau hoặc tổn thương, thì cách tốt nhất là hãy dùng bàn chân bên kia để điều trị trị.
Trong cơ thể con người còn những điều vô cùng thú vị về sự phản xạ chéo như:
- Ngón tay có thể được sử dụng để điều trị trị cho ngón chân.
- Dùng bàn chân có thể điều trị cho bàn tay.
- Dùng lòng bàn chân điều trị cho lòng bàn tay.
- Mu chân được sử dụng điều trị cho mu tay.
- Cổ chân có thể được dùng điều trị cho cổ tay.
- Bắp chân có thể điều trị cho bắp tay.
- Đùi cũng có thể điều trị cho cánh tay.
- Dùng đầu gối điều trị cho cùi tay.
- Hông được dùng điều trị cho vai.
Từ nguyên lý bắt chéo trái - phải và trên - dưới mà chúng ta đã có rất nhiều lựa chọn trong việc điều trị trị một bệnh nào đó, thậm chí không cần phải trực tiếp tác động vào vùng bị chấn thương. Trong một số trường hợp sử dụng nguyên lý phản xạ chéo còn đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với trị liệu trực tiếp.
Các vùng phản xạ trên cơ thể và và tác dụng của nó
Vùng phản xạ đầu
- Vùng phản xạ tuyến yên giúp cải thiện tình trạng nội tiết
Vị trí: Nằm ở giữa ngón chân cái.
Vai trò: Kiểm soát nội tiết của cơ thể.
Thực hiện massage: Nhẹ nhàng ấn sâu vào bắp thịt, tới khi có cảm giác như kim đâm và hơi đau sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.
- Vùng phản xạ mắt
Vai trò: Bảo vệ mắt
Vị trí: Nằm ở ngón chân thứ hai và ngón thứ ba.
Cách thực hiện massage: Sử dụng đầu ngón tay tiến hành massage nhẹ nhàng, nếu cảm thấy mỏi mắt, hãy dùng đầu ngón tay ấn nhẹ, sau đó tăng lực dần để đạt hiệu quả trị liệu tốt hơn.
Vùng phản xạ lồng ngực
- Vùng phản xạ phổi
Vai trò: Nuôi dưỡng phổi
Vị trí: Nằm ở giữa ngón chân thứ 2 và ngón chân thứ 5. Vùng này có hình dáng giống như sợi dây đai.
Cách thực hiện massage: Ấn và xoa nhẹ từ trên xuống dưới để tăng cường sức khỏe của phổi và phế quản.
Vùng phản xạ bụng
- Vùng phản xạ dạ dày, tuyến tụy và tá tràng
Vị trí: Nằm ở vòm bàn chân phần vòng cung của chân.
Thực hiện massage: Dùng ngón tay nhẹ nhàng xoa dọc vùng vòng cung này từ trên xuống dưới sẽ có tác dụnggiảm trừ các triệu chứng đầy hơi và khó tiêu.
- Vùng phản xạ ruột
Tác dụng: Giúp giảm triệu chứng táo bón
Vi trí: Nằm ở lòng bàn chân.
Cách thực hiện massage: Nắm bàn tay và dùng khớp ngón đấm bóp kích thích vào vị trí lòng bàn chân.
- Vùng phản xạ của thận, ống dẫn niệu, bàng quang
Thực hiện massage để chuyển hóa nước, giảm triệu chứng phù nề, thải độc tố và chất thải.
Vùng phản xạ khoang chậu
- Vùng phản xạ tuyến sinh dục
Vai trò: Điều hòa hormone
Vị trí: Ngoài lòng bàn chân, vùng phản xạ còn kéo dài đến mu bàn chân, mặt trong, mặt ngoài và bắp chân.
Đối tượng cần thực hiện xoa bóp vùng phản xạ này là: Trẻ nhỏ đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển; Phụ nữ mang thai; Những người mất cân bằng nội tiết.
Vùng phản xạ mu bàn chân
- Vùng phản xạ của phần mặt
Vị trí: Vùng móng chân cái của mu bàn chân.
Phương pháp massage hỗ trợ giúp dưỡng nhan và làm đẹp da.
- Vùng phản xạ vú
Tác dụng: Giúp tăng sản xuất sữa
Vị trí: giữa xương ngón chân thứ 2 và thứ 3
Cách thực hiện: Massage hướng lên trên sẽ rất hữu ích giúp phụ nữ tăng tiết sữa sau khi sinh con.
- Vùng phản xạ ở trong tai
Tác dụng: Hạn chế chóng mặt
Vị trí: Nằm ở kẽ ngón chân thứ tư
- Vùng phản xạ của cơ hoành
Tác dụng: Giảm căng tức ngực
Vị trí: nằm ngang mu bàn chân
- Vùng phản xạ tuyến Bạch huyết
Tác dụng: Tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật.
Vị trí: Chỗ lõm xuống ở cả hai bên mắt cá chân
Cách thực hiện: Hãy cong chân lên và dùng ngón tay cái xoa nhẹ vòng tròn lên vùng phản xạ này.
Vùng phản xạ ở bắp chân
Thực hiện massage có tác dụng cải thiện đau thần kinh tọa.
Vùng phản xạ đầu gối
Massage để chống lão hóa đầu gối
Vùng phản xạ mặt trong bàn chân
Vị trí: Bên trong bàn chân tương ứng với cột sống và hệ thần kinh
Vùng phản xạ mặt ngoài bàn chân
Đây là khu vực phản ánh tình trạng của chân, tay, vai, khuỷu tay và đầu gối của cơ thể.