Trong y học luôn tồn tại song song hai phương pháp điều trị đó là dùng thuốc và không dùng thuốc. Sự khác nhau này thể hiện trong Đông y qua việc sử dụng thảo dược và huyệt đạo để trị liệu. Đối với Tây y là sử dụng thuốc tân dược và phương pháp vật lý trị liệu.
Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về sự khác biệt rõ ràng nhất giữa thảo dược và huyệt đạo trong Đông y.
Huyệt là gì?
Huyệt còn được gọi với nhiều tên khác như: Tiết, hội, không, khí huyệt, khí phủ khổng huyệt, huyệt đạo, huyệt vị…
Một số định nghĩa về huyệt
- Huyệt là nơi ra vào, lưu hành của thần khí, không phải là da gân xương => Định nghĩa này được sử dụng chung cho huyệt ở bất kỳ tổ chức nào của cơ thể.
- Huyệt là nơi mạch khí phát ra => Định nghĩa dùng để chỉ huyệt của kinh mạch.
- Huyệt là nơi khí của lục phủ ngũ tạng xuất ra ở 12 kinh mạch. Trong đó mỗi kinh mạch đều có tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp.
- Huyệt là nơi khí của tạng phủ xuất ra ở lưng, ngực và bụng.
- Huyệt bát hội là nơi tập trung khi vận hành của kinh khí của tạng, phủ, cân, cốt, mạch, huyết, khí, tuỷ.
- Ở kinh cân: Điểm đau chính là huyệt.
- Huyệt còn được biết đến là nơi vệ khí lưu hành, tà khí xâm nhập và cơ thể phải dùng châm để đuổi tà khí đi. Chúng ta có thể hiểu, trong cơ thể con người mỗi tổ chức sẽ có huyệt đại diện cho mình.
- Huyệt đạo cũng có thể hiểu là những vị trí đặc biệt nằm trên các đường kinh lạc chạy ngang dọc khắp cơ thể.
Lục khí để sử dụng những huyệt đạo trong trị liệu. Lục khí bao gồm các khí của ngũ hành và một loại năng lượng của tinh thần, đó là cái chỉ tồn tại trong những cơ thể đang còn sống mà thôi.
Sử dụng thảo được trong trị liệu
Thảo dược là các loài cây mà con người có những tri thức cũng như kinh nghiệm có thể sử dụng nó trong điều trị một số bệnh.
Thực chất, chúng ta có thể coi bất cứ loại cây cỏ nào mọc trên trái đất này đều có thể là thảo dược hay cây thuốc. Tuy nhiên, do chúng ta chưa có đầy đủ kiến thức y học về tất cả các loài thực nên mới chỉ có khoảng vài nghìn loài cây thuốc được sử dụng trong việc trị liệu mà thôi.
Các loại thảo dược sau khi được chế biến để trở thành một vị thuốc, chúng có một đặc điểm vô cùng quan trọng đó là: Thảo dược trước khi chúng ta thu hái, nó là thảo dược sống. Nhưng sau khi hái, thảo dược đã chuyển từ dạng còn sống sang dạng "chết". Tức là phần năng lượng "tinh thần" trong mỗi cây thảo dược đã không còn tồn tại trong các bộ phận của cây như thân, cành, rễ, lá...
Đông y lúc này sẽ sử dụng lý luận Ngũ hành là: Đất - Nước - Gió - Lửa - Không khí hay gọi cách khác là Thổ - Thuỷ - Mộc - Hoả - Kim để đưa các loài thảo dược vào việc trị liệu.
Mục đích của việc sử dụng huyệt đạo trong trị liệu
Phần lớn các phương pháp trị liệu đều đặt ra một câu hỏi, đó là: Mục đích thực sự khi dùng huyệt để trị liệu là gì? Và việc tìm câu trả lời chính xác cho câu hỏi này là điều quan trọng, rất cần thiết giúp việc trị liệu có thể đạt kết quả tốt nhất.
- Theo ý kiến của các thầy thuốc Đông y giàu kinh nghiệm trong Y học cổ truyền và trị liệu tự nhiên, mục đích cuối cùng của trị liệu chính là giúp cơ thể trở về một hình cầu tròn đều và gọn đẹp. Điều này có thể hiểu một cánh đơn giản như khi chúng ta bơm hơi vào một quả bóng với nhiều hoa văn.
Có thể ví một người ốm yếu,giống như quả bóng bị thiếu khí, nó khiến các hoa văn trên bề mặt sẽ trông nhăn nheo, còn một người khoẻ mạnh sẽ giống quả bóng căng hơi, có độ tròn đều và có thể nhìn rõ các hoa văn. Nói cách khác, người khoẻ mạnh sẽ luôn có sự cân bằng năng lượng bên trong cũng như năng lượng bên ngoài.
- Các bậc Thầy y học phương Đông đã phát hiện ra những dòng Khí được gọi là nguyên khí bên trong cơ thể con người. Các dòng khí này luôn có vận hành, năng lượng có trung tâm tồn tại ở vùng cột sống, nơi đối diện với rốn được gọi là Mệnh môn.
- Điểm đặc biệt trong quy luật vận hành của các dòng khí trong cơ thể con người đó là: Các dòng khí luôn có xu hướng được kéo về trung tâm giống hệ, tương tự như lực hút của trái đất hút mọi thứ về tâm.
Ngoài ra, còn có một điểm rất đặc biệt chính là: Khi dòng khí này kéo về điểm trung tâm, nó sẽ tạo ra một phản lực và chính phản lực này sẽ giúp cân bằng với lực kéo vào. Đây là lý do cơ thể chúng ta không bị co rúm lại giống quả bóng xì hơi. Vì vậy, khi các dòng khí đi về trung tâm càng nhiều, nó sẽ đồng nghĩa với phản lực chúng tạo ra xung quanh càng lớn.