Huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân là tình trạng bệnh lý trong tĩnh mạch có cục máu đông gây cản trở dòng máu lưu thông về tim. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn khi mạch máu bị tắc nghẽn, chân sưng phù và bầm đỏ, nếu máu tụ di chuyển đến phổi có thể gây tắc mạch phổi khiến người bệnh gặp vấn đề nghiêm trọng về hô hấp.
Chẩn đoán tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân
Phương pháp chẩn đoán xác định
- Bác sĩ sẽ chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân dựa trên các yếu tố như: Các triệu chứng lâm sàng; Khai thác yếu tố nguy cơ thúc đẩy.
- Đánh giá nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân dựa trên lâm sàng để chỉ định phương pháp xét nghiệm, thăm dò chẩn đoán bệnh:
+ Trường hợp ít có khả năng mắc bệnh thấp sẽ được chỉ định xét nghiệm D – dimer;
+ Những người có xác suất lâm sàng mắc bệnh trung bình hoặc cao, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm siêu âm Doppler tĩnh mạch.
- Những triệu chứng lâm sàng của huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân bao gồm:
+ Người bệnh cảm thất đau khi sờ hoặc khi gấp mặt mu bàn chân vào cẳng chân.
+ Cảm thấy vùng da chân nóng và nổi ban đỏ.
+ Có dấu hiệu tăng trương lực.
+ Bị giãn tĩnh mạch nông.
+ Phát hiện tình trạng tăng chu vi bắp chân, đùi.
+ Bị phù ở mắt cá chân.
Phương pháp chẩn đoán phân biệt
Một số bệnh lý cũng có dấu hiệu lâm sàng giống như bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân, đó là:
- Bệnh viêm mô tế bào: Bệnh này thường gặp ở người bị suy tĩnh mạch chân, bị tắc mạch bạch huyết và bệnh tiểu đường.
- Bệnh huyết khối tĩnh mạch nông ở chân: Thường xảy ra ở bệnh nhân sau khi tiêm, truyền, hoặc bệnh nhân bị suy tĩnh mạch chân.
- Tình trạng vỡ kén Baker: Chân có dấu hiệu sưng, bắp chân đau đột ngột.
- Tình trạng tụ máu trong cơ: Thường xảy ra sau chấn thương hoặc trường hợp người bệnh có rối loạn đông máu do bị xơ gan, do sử dụng thuốc chống đông quá liều...
- Bị tắc mạch bạch huyết
- Bị phù do thuốc.
Chẩn đoán bệnh dựa trên nguyên nhân
- Các trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân có yếu tố thúc đẩy rõ ràng:
+ Bệnh nhân sau phẫu thuật;
+ Trường hợp sau chấn thương;
+ Bệnh nhân ung thư...
Đây là những trường hợp mắc bệnh có căn nguyên, tuy nhiên cũng có khoảng 1/3 trường hợp mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân là vô căn.
- Do bệnh lý rối loạn đông máu gây tăng đông bẩm sinh
- Bệnh lý ung thư
Trường hợp bị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch không rõ yếu tố thúc đẩy và chưa từng phát hiện ung thư, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng để chỉ định những thăm dò chẩn đoán ung thư.
Một số triệu chứng lâm sàng như: Người bệnh bị giảm cân không rõ nguyên nhân; Bị nổi hạch; Có dấu hiệu ho ra máu; Đi đại tiện ra phân có máu, đái ra máu...
- Thực hiện phương pháp thăm dò cận lâm sàng thường quy:
+ Chụp X quang tim phổi.
+ Thực hiện siêu âm ổ bụng, siêu âm phần phụ.
+ Làm xét nghiệm nước tiểu đánh giá chức năng gan thận...
- Thăm dò cận lâm sàng mở rộng:
+ Chụp cắt lớp vi tính CT ngực, ổ bụng.
+ Nội soi dạ dày, đại tràng.
+ Làm xét nghiệm dấu ấn ung thư.
Trong cuộc sống, để chăm sóc sức khỏe các bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, kết hợp với liệu pháp massage. Trên các ghế massage hiện đại trang bị nhiều tính năng tiên tiến giúp tăng cường trao đổi chất và lưu thông máu thuận tốt hơn; Đặc biệt, sự kết hợp tính năng nhiệt nóng với xoa bóp sẽ giúp tăng cường khả năng trị liệu.