Tình trạng trầm cảm trước và sau kết hôn đang có xu hướng xảy ra ngày càng phổ biến. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ những áp lực, sự thay đổi đột ngột trong cuộc sống hàng ngày hoặc do tâm lý chưa sẵn sàng để kết hôn.
Tình trạng trầm cảm trước hôn nhân
Trầm cảm là một trạng thái rối loạn tâm lý, gây tâm trạng buồn bã, lo lắng, khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống và mất đi sự hứng thú với mọi thứ xung quanh. Các triệu chứng trầm cảm có thể gây ảnh hưởng tới suy nghĩ, hành động, lâu dần nó sẽ tác động xấu cả về sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh.
Trầm cảm trước hôn nhân
Rất nhiều cặp đôi đã rơi vào trạng thái trầm cảm ngay tại giai đoạn chuẩn bị cưới. Một số người khi nhận lời cầu hôn thì vui vẻ, hạnh phúc vô cùng nhưng khi bắt tay vào chuẩn bị đám cưới lại cảm thấy chán nản, mệt mỏi. Có những tường hợp thậm chí không muốn đám cưới diễn ra, nảy sinh tâm lý mất cảm hứng, dễ cáu gắt, bực bội với với đối phương... Sự thay đổi cảm xúc đột ngột này chính là trạng thái trầm cảm trước hôn nhân.
Những nguyên nhân gây trầm cảm trước hôn nhân
- Do bị stress từ việc chuẩn bị đám cưới
Công việc chuẩn bị cho một đám cưới tươm tất sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức với nhiều việc mà cô dâu và chú rể phải thực hiện như: Mua sắm đồ đạc, chụp ảnh cưới, chọn trang phục cưới, đặt cỗ, đặt thiệp cưới, mời cưới... Chính sự lo lắng và công việc phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi đã vô tình gây ra áp lực khiến cô dâu, chú rể mệt mỏi, thậ chí bị stress nặng nề và dẫn đến trầm cảm.
- Trường hợp quyết định đám cưới quá đột ngột khi chưa sẵn sàng
Nhiều đám cưới diễn ra không xuất phát từ ý nguyện của cô dâu, chú rể mà có thể là do cha mẹ sắp đặt, do áp lực tuổi tác... khiến họ chưa thực sự hiểu nhau, chưa sẵn sàng tâm lý về chung một nhà, gây ra áp lực và khủng hoảng tâm lý.
- Đôi trẻ mang tâm trạng lo lắng khi về sống chung với mẹ chồng
Nhiều cặp đôi, sau khi kết hôn sẽ về ở cùng nhà chồng, điều này dễ phát sinh tâm lý lo lắng và e ngại về mối quan hệ giữa mẹ chồng, nàng dâu và trở thành một trong những nguyên nhân gây trầm cảm trước hôn nhân.
- Tâm lý lo lắng công việc nhà
Trước khi kết hôn thì ở cùng cha mệ nên không phải lo lắng, áp lực công việc nhà, tuy nhiên sau kết hôn phải lo lắng quán xuyến mọi việc từ nấu cơm, rửa bát, quét nhà, giặt giũ... đã gây ra tâm lý lo sợ, nhất là đối với cô dâu mới.
- Lo lắng về hạnh phúc gia đình sau khi kết hôn
Xã hội phát triển hiện đại, hàng ngày các thông tin ngoại tình, bạo lực gia đình… xuất hiện trên khắp các mặt báo. Điều này cũng dễ gây tâm lý sợ hãi, không muốn kết hôn.
- Lo sợ ảnh hưởng tới sự nghiệp
Sợ sự nghiệp bị ảnh hưởng sau kết hôn là vấn đề áp lực đối với giới trẻ. Đặc biệt, phụ nữ sau khi kết hôn sẽ mang thai, nghỉ thai sản suốt thời gian dài, thậm chí là phải nghỉ việc chăm con... những yếu tố này đã gây ra tâm trạng lo lắng, chán nản.
- Cảm thấy bất an, sợ mất đi vẻ đẹp quyến rũ
Tâm lý phụ nữ độc thân luôn đẹp nhất đã khiến nhiều người muốn được tận hưởng cảm giác có người theo đuổi. Vì thế, họ có thể lo sợ sau khi kết hôn sẽ không còn điều đó.
- Tâm trạng bất an, không chắc chắn về tình cảm lứa đôi
Lo sợ về tình cảm của chính mình cũng như chưa yên tâm về sự chân thành của đối phương… sẽ tạo cảm giác bất an, lo lắng trước hôn nhân.
Cách phòng tránh trầm cảm trước hôn nhân
- Hãy kết hôn khi đã xác định bản thân thực sự sẵn sàng chứ không vì bất cứ lý do nào khác.
- Kết hôn với người mình yêu và người ấy cũng yêu mình.
- Trước khi kết hôn hãy dành thời gian trò chuyện, trao đổi về cuộc sống hôn nhân để hiểu nhau hơn.
- Chuẩn bị tâm lý thật tố để thích nghi với cuộc sống mới.
- Cô dâu hãy dành thời gian để làm quen với gia đình chồng tương lai trước khi cưới để tránh bỡ ngỡ khi về sống chung.
- Sắp xếp công việc chuẩn bị cưới, tránh ôm đồm quá nhiều việc.
- Có thể tham khảo hoặc tham gia các lớp học tiền hôn nhân.
Chứng trầm cảm sau hôn nhân
Nguyên nhân trầm cảm sau hôn nhân
- Chưa chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống gia đình mới.
- Hai người tổ chức đám cưới nhưng không bắt nguồn từ tình yêu.
- Cưới do hoàn cảnh bắt buộc như: có thai, bố mẹ sắp đặt...
- Cô dâu, chú rể chưa tự chủ về tài chính, vẫn sống phụ thuộc vào bố mẹ.
- Tổ chức lễ cưới quá hoành tráng, vượt quá khả năng tài chính của bản thân và gia đình.
- Vợ chồng cãi vã, xung đột khiến cuộc sống gia đình mệt mỏi, chán nản.
- Xảy ra mâu thuẫn với bố mẹ gia đình hai bên, nhất là mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu.
- Cuộc sống sau hôn nhân không lãng mạn như kỳ vọng.
- Sau khi kết hôn, đối phương mới lộ những tính xấu.
- Xuất hiện người thứ ba chen vào cuộc hôn nhân...
Dấu hiệu nhận biết chứng trầm cảm sau hôn nhân
Triệu chứng trầm cảm sau hôn nhân thường gặp nhất đó là:
- Buồn rầu, mệt mỏi, chán nản,
- Ăn không ngon,
- Ngủ không yên giấc,
- Mất sự hứng thú với cuộc sống,
- Lãnh cảm trong quan hệ tình dục.
- Một số trườn hợp trầm cảm nặng còn có biểu hiện tự cô lập bản thân, thậm chí có ý nghĩ muốn tự tử.
Để giảm trầm cảm trước và sau hôn nhân các bạn nên giữ cho tâm trạng thoái mái, ăn uống cũng như nghỉ ngơi đầy đủ, tích cực tập luyện thể dục thể thao, đi massage spa hoặc sử dụng ghế massage tại nhà !