Đánh trống ngực là cảm giác tim đập nhanh, mạnh và trái tim bỏ nhịp khác với bình thường. Có hai nguyên nhân gây đánh trống ngực, đó là do bệnh tim và không phải do bệnh tim.
Những người mắc bệnh tim như: Suy tim, bệnh mạch vành, bệnh van tim... thường xuyên có cảm giác tim đập mạnh và nhịp đập loạn xạ. Những người bị căng thẳng và lo lắng, tập luyện với cường độ cao, sử dụng cất kích thích, sốt cao, lượng đường trong máu thấp, tuyến giáp hoạt động quá mức... cũng có thể gây ra tình trạng đánh trống ngực.
Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Okasa tìm hiểu về Triệu chứng lâm sàng và cách xử trí khi bị đánh trống ngực nhé.
Triệu chứng lâm sàng của đánh trống ngực
Nếu tình trạng đánh trống ngực không phải do bệnh lý tim mạch gây ra mà nó thường là cơn nhanh xoang và có thể tự hết sau một thời gian.
Tình trạng đánh trống ngực thường không gây nguy hiểm và không tái phát nếu được điều trị triệt để các bệnh lý liên quan.
Trường hợp đánh trống ngực do bệnh lý tim mạch thường do các nguyên nhân: Do cơn rung nhĩ; Ngoại tâm thu thất dày hoặc cơn nhanh thất. Tình trạng này thường có tiên lượng xấu, có thể khiến người bệnh bị ngất, gây suy tim cấp, đau thắt ngực, thậm chí gây tử vong.
Chẩn đoán tình trạng đánh trống ngực
Người bệnh sẽ được khám lâm sàng để phát hiện tiền sử bệnh tật, đặc biệt là tiền sử bệnh tim mạch. Từ việc khám lâm sàng để có định hướng thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng.
Bác sĩ sẽ tùy thuộc vào bệnh cảnh để chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp như:
Làm các xét nghiệm điện giải, đường huyết, catecholamine máu và nước tiểu, các chất kích thích, hormone tuyến giáp, men tim…
Điện tâm đồ, Holter điện tâm đồ.
Siêu âm tim, chụp cộng hưởng từ tim nhằm đánh giá bệnh tim cấu trúc.
Kiểm tra gắng sức điện tâm đồ, siêu âm tim gắng sức, chụp động mạch… để có cơ sở đánh giá tình trạng động mạch vành.
Phương pháp điều trị đánh trống ngực
Cách điều trị đánh trống ngực sẽ dựa trên bản chất loại loạn nhịp gây ra đánh trống ngực.
- Tình trạng đánh trống ngực không do bệnh lý
Người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi thư giãn, luyện tập thể dục thể thao, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, không dùng các thuốc kích thích, áp dụng massage trị liệu…
- Đánh trống ngực do bệnh lý ngoài tim
Sẽ cần điều trị tối ưu các bệnh gây trống ngực.
- Đánh trống ngực do bệnh lý tim mạch
Đây là tình trạng có tiên lượng xấu nên cần được điều trị tích cực các bệnh lý liên quan như bệnh mạch vành, bệnh tim cấu trúc… để cải thiện tình trạng đánh trống ngực.
Nếu biết chắc chắn tình trạng trống ngực không phải do bệnh lý thì người bệnh sẽ không cần phải tới bệnh viện mà chỉ cần nghỉ ngơi đúng cách. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đánh trống ngực nhưng không rõ nguyên nhân, vì thế tốt nhất nên đi khám chuyên khoa tim mạch để phòng tránh nguy cơ gây đau thắt ngực, khó thở hoặc tử vong.
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, tốt cho sức khỏe tim mạch; Thường xuyên vận động để cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng; Phương pháp massage hoặc sử dụng ghế massage tại nhà cũng giúp chăm sóc sức khỏe toàn diện!