Triệu chứng và chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ

Một trong những bệnh thường gặp nhất của dân văn phòng chính là thoái hóa đốt sống cổ. Nguyên nhân có thể có ngồi làm việc sai tư thế, do sử dụng máy tính nhiều, ít vận động và còn do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng.

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống cổ

Khi vận động cổ có cảm giác đau, thậm chí đôi khi bị vẹo cổ.

Cơn đau có thể kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ và ảnh hưởng tới khả năng vận động cổ. 

Một số người bị mất cảm giác sâu của tay, đôi khi có cảm giác cánh tay và bàn tay bị tê liệt…

Triệu chứng và chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ

Yếu tố nguy cơ  gây thoái hóa cột sống cổ

- Yếu tố tuổi tác: Người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ, thường gặp nhất là ở những người trong độ tuổi 40 – 50 tuổi. 

- Yếu tố nghề nghiệp: Những người có tính chất công việc phải làm việc ở tư thế cúi, phải cử động cổ nhiều, cường độ lao động cao… sẽ dễ bị thoái hóa đốt sống cổ. Trong đó, những người làm việc văn phòng có khẳ năng cao mắc chứng bệnh này do tính chất công việc phải ngồi nhiều một chỗ, ít vận động và không có nhiều thời gian nghỉ ngơi.

- Do chấn thương: Những người bị chấn thương cổ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

- Yếu tố di truyền: Những người mà trong gia đình có người thân từng bị thoái hóa đốt sống cổ thì người đó cũng có nguy cơ mắc bệnh căn bệnh này.

- Do hút thuốc: Thuốc lá sẽ làm tăng cơn đau cổ.

Triệu chứng và chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ

Chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống cổ

Ngoài việc thăm khám lâm sàng, để chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ thì bác sĩ còn cần dựa vào các kết quả cận lâm sàng.

- Thực hiện khám lâm sàng: Bác sĩ kiểm tra tầm vận động cột sống cổ của người bệnh. Người bệnh cũng được kiểm tra các phản xạ và sức cơ ở hai tay, mục đích nhằm phát hiện sự thoái hóa tác động lên các dây thần kinh hoặc tủy sống.

- Chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng: Bác sĩ thường chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm để có thông tin phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị.

+ Chụp X-quang cột sống cổ: Kết quả X-quang có thể phát hiện những bất thườngnhư gai xương, cầu xương… đây là yếu tố gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Chụp X-quang cổ cũng giúp loại trừ một số nguyên nhân nghiêm trọng hiếm gặp ở cổ như khối u, nhiễm trùng hoặc gãy xương.

+ Chụp CT: Phương pháp này sẽ giúp cung cấp hình ảnh chi tiết hơn, nhất là những tổn thương xương ở mức độ rất nhỏ.

Triệu chứng và chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ

+ Chụp cộng hưởng từ: Xét nghiệm này có thể giúp xác định chính xác vùng dây thần kinh có thể bị chèn ép.

+ Xét nghiệm chức năng thần kinh: Thực hiện xét nghiệm để xác định sự chính xác những hoạt động của các tín hiệu thần kinh. Thử nghiệm điện cơ để đo hoạt động điện trong dây thần kinh khi cơ bắp ở tay đang co và khi nghỉ. Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh để đo cường độ và tốc độ của tín hiệu thần kinh.

Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ

Hướng điều trị thoái hóa đốt sống cổ sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh. Vì thế, mục đích điều trị thoái hóa đốt sống cổ là giúp người bệnh giảm đau và duy trì các hoạt động thông thường, tránh cho tủy sống và dây thần kinh bị tổn thương vĩnh viễn.

Phương pháp điều trị nội khoa

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc điều trị như:

- Thuốc chống viêm,giảm đau không steroid sẽ được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và các bệnh lý kèm theo.

- Tiêm corticosteroid giúp giảm đau, nhất là để điều trị các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh.

- Thuốc giãn cơ có tác dụng giúp giảm sự co cơ và giảm đau.

- Thuốc chống động kinh được sử dụng để làm giảm cơn đau của các dây thần kinh bị tổn thương.

- Thuốc chống trầm cảm cóa ác dụng giúp giảm đau cổ do thoái hóa đốt sống cổ.

Triệu chứng và chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ

Tập vật lý trị liệu

Các bài tập sẽ đem lại tác dụng kéo dài và tăng cường sức cơ ở cổ và vai. 

Một số phương pháp như kéo giãn, xoa bóp vùng, điện phân dẫn thuốc, massage trị liệu, sử dụng ghế masssage… sẽ giúp giảm các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ.

Phương pháp phẫu thuật

Khi người bệnh đã thực hiện điều trị bảo tồn nhưng không có kết quả hoặc các triệu chứng thần kinh như trường hợp bị yếu ở tay… thì phương pháp phẫu thuật là cần thiết để giải phóng sự chèn ép, tạo lại trạng thái bình thường cho tủy sống và rễ thần kinh.

Một số phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng như: 

- Phẫu thuật để loại bỏ một đĩa đệm thoát vị hoặc xương.

- Tiến hành loại bỏ một phần của đốt sống.

- Thực hiện ghép xương và phần cứng để hợp nhất một phần của cổ.

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Phòng tránh nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ ...

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ xảy ra khá phổ biến, đây là bệnh mãn tính và có tiến triển chậm. Thoái hóa đốt sống cổ ...

Các giai đoạn của viêm khớp háng

Bệnh viêm khớp háng hay đau khớp háng hiện nay ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của mỗi người bệnh, khiến ...

Những lợi ích mà liệu pháp massage đem lại ...

Massage là phương pháp trị liệu được nhiều người lựa chọn để chăm sóc sức khỏe cả về thể chất và tinh thần của mình. ...

Kĩ thuật bấm huyệt cơ bản

Để có thể thao tác thành thục bấm huyệt trị liệu đòi hỏi hỏi người thực hiện được trang bị đầy đủ các kiến thức về bộ ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...