Các chi trên cơ thể có 3 loại tĩnh mạch gồm: Tĩnh mạch nông nằm ở trong và dưới da, tĩnh mạch sâu nằm trong các cơ, cuối cùng là tĩnh mạch xuyên có chức năng kết nối hai loại trên. Máu ở chân về tim qua hệ thống các tĩnh mạch sâu. Sự di chuyển này thực hiện được nhờ có lực đẩy của đọng mạch và lực hút do tim co bóp, cùng với đó là hệ thống van có nhiệm vụ giứ cho máu không bị trào ngược.
Khi hệ thống van bị suy yếu sẽ dẫn tới tình trạng trào ngược khiến cho máu bị ứ trong lòng tĩnh mạch và tăng áp lực ở cẳng chi, lâu dần dẫn đến tình trạng suy mạch mạn tính.
Triệu chứng suy van tĩnh mạch sâu
Giai đoạn sớm
Thông thường, ở giai đoạn sớm suy van tĩnh mạch sâu có triệu chứng rất mờ nhạt, không rõ ràng nên thường bị người bệnh bỏ qua.
Một số triệu chứng có thể gặp ở giai đoạn này là:
- Người bệnh cảm giác khó chịu ở bắp chân như: mỏi chân, đau nhức, nặng chân…tình trạng tăng khi người bệnh đứng lâu.
- Đôi khi có các cảm giác như kiến bò, nóng rát.
- Thường xuyên bị chuột rút và tê ở bắp chân vào ban đêm.
- Bị sưng phù quanh mắt cá chân, nhất là vào buổi tối.
- Có thể bị giãn tĩnh mạch nông đi kèm.
- Đặc điểm của các triệu chứng là: Tăng lên vào chiều tối và sau khi đứng lâu; Giảm sau khi ngủ dậy, sau nghỉ ngơi, khi kê chân caohoặc khi chườm lạnh...
Giai đoạn sau
Giai đoạn này đã hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu, người bệnh có một số triệu chứng như:
- Chân bị nóng và sưng đỏ.
- Xuất hiện cơn đau nhức nhối, bị ngứa chân.
- Có thể xuất hiện tình trạng chảy máu.
- Bị nhiễm trùng thứ phát.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể bong và đi lên phổi gây tắc mạch phổi.
- Loạn dưỡng da chân khiến da phù nề, dày lên, có thể bong vảy da…
Mức độ nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch sâu
Nếu còn ở giai đoạn sớm, bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạngmà nó chỉ gây khó chịu, đau đớn và cản trở sinh hoạt của người bệnh.
Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện muộn và không được điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
* Một số biến chứng có thể xảy ra như:
- Hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu, huyết khối sẽ gây tắc mạch tại chỗ hoặc sẽ theo đường mạch máu tới tim và gây biến chứng tắc mạch.
Biến chứng nguy hiểm nhất là: thuyên tắc phổi, gây nhồi máu não… những biến chứng này có nguy cơ tử vong rất cao.
- Đau mãn tính và xảy ra tình trạng loét chân.
- Xuất huyết do vỡ tĩnh mạch…
Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu
Phương pháp điều trị nội khoa
Cách điều trị này chủ yếu nhằm mục tiêu bảo tồn tĩnh mạch bị suy giãn đồng thời hạn chế nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.
- Mang tất chân áp lực: Người bệnh cần đeo tất liên tục hàng ngàysẽ giúp hạn chế máu ứ trệ chảy ngược, giảm phù nề.
- Dùng thuốc điều trị: Một số loại thuốc có thể sử dụng điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu gồm: Thuốc giảm đau; Thuốc chống viêm; Thuốc tăng trương lực thành mạch; Thuốc tan cục máu đông...
Phương pháp chích xơ
Thường được ứng dụng trong trường hợp bị giãn tĩnh mạch nhỏ và khu trú.
Phương pháp phẫu thuật
Bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ các tĩnh mạch giãn, lột tĩnh mạch, sửa van, tạo hình tĩnh mạch qua da....
Can thiệp nội mạch bằng sóng cao tần hay laser
Đây là phương pháp điều trị ít đau đớn cho người bệnh, giúp bệnh mau phục hồi và có tính thẩm mỹ cao…
Thay đổi thói quen sinh hoạt của người bệnh
Người bệnh cần hạn chế đứng lâu, ngồi lâu và thay đổi tư thế thường xuyên…
- Tăng cường luyện tập thể dục.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Xây dựng chế độ ăn uống nhiều chất xơ;.
- Duy trì cân nặng hợp lý…
- Liệu pháp massage: Massage trị liệu có tác dụng đối với những người bị suy giãn nhẹ, giúp máu tuần hoàn tốt hơn. Nhưng với người bệnh nặng, massage không hiệu quả, thậm chí còn làm bệnh nặng hơn.
Trong đời sống hàng ngày các bạn nên trang bị ghế massage để thư giãn, chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa một số bệnh lý liên quan đến huyết áp, tim mạch. Điều quan trọng là cần phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Khi có những triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch các bạn nên tới bệnh viện để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.