Vật lí trị liệu với hệ thống xương khớp

Vậy lý trị liệu là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong y học phục hồi chức năng, thông qua những tác động vật lý mà giúp người dùng giảm đau, phục hồi cả về thể chất cũng như tinh thần. 

Vật lý trị liệu có rất nhiều ứng dụng, đáng kể nhất vẫn là hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng cho người bệnh xương khớp. Phương pháp này giúp tăng co bắp, giảm tác động tiêu cực tác các khu vực bị ảnh hưởng, giảm áp lực lên các dây thần kinh, giảm đau.

Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về những tác dụng của vật lí trị liệu đơi với người bệnh xương khớp nhé.

Bàn chân phẳng 

Bàn chân phẳng (bàn chân dẹt) là tình trạng chi dưới của người bệnh không có đường vòng lên hoặc vòm rất thấp. Khi ở tư thế đứng, lòng bàn chân duỗi thẳng, nhấn phẳng trên mặt sàn.

Đối với hầu hết chúng ta, khi còn nhỏ đều có bàn chân phẳng. Nhưng khi lớn dần và bắt đầu tập đi thì vòm bàn chân sẽ dần hình thành và phát triển. Ở người có tật, sẽ gặp nhiều khó khăn khi tập đi và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt sau này, điển hình là đau ở bàn chân, mắt cá chân, thậm chí là đau ở lưng.

Mang giày thích hợp với miếng lọt chỉnh hình, hoặc đế thích hợp sẽ hỗ trợ chân và ngăn chặn tình trạng bàn chân dẹt phát triển. Ngoài ra còn có thể áp dụng các bài tập kéo căng cơ, tác động đến các dây chằng ở cẳng chân.

Vật lí trị liệu với hệ thống xương khớp

Chấn thương xương khớp

Chấn thương xương khớp có thể xảy ra ở cơ – gân – dây chằng – khớp – xương ro nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến là do hoạt động thể dục thể thao quá mức, lao động nặng nhọc, tai nạn.

Người chấn thương có thể bị gãy xương, bong gân, trật khớp… Ban đau là cơn đau tại vùng bị ảnh hưởng, sau đó là sưng nề, có thể kèm theo hạn chế vận động.

Việc quan trọng nhất ngay sau khi xảy ra chấn thương là cần tiến hành sơ cứu, chườm đá hoặc xịt lạnh để giảm đau tại chỗ. Cố định các các khu vực bị ảnh hưởng để tránh cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Thời gian sau đó là qua trình trị liệu liên quan đến dáng đi, sự cân bằng, kéo giãn, thực hiện các bài tập vận động để lấy lại các chức năng.

Bệnh viêm khớp

Đây là tình trạng một hoặc nhiều khớp trên cơ thể bị viêm, đỏ, sưng đau, co cứng, khó vận động.

Massage xoa bóp cũng như các bài tập vận động trị liệu có tác dụng tăng cường các cơ xung quanh khớp xương, cải thiện biên độ vận động, tăng tuần hoàn máu, giảm đau. Người bệnh cũng có thể được sử dụng nẹp để giữ cho các khớp xương được ổn định. Châm cứu có thể kích thích cơ thể sản sinh ra các chất có công dụng giảm đau tự nhiên. Các bài tập yoga giúp tăng cường sự linh hoạt cho các khớp.

Vật lí trị liệu với hệ thống xương khớp

Chăm sóc vết thương

Trong một số trường hợp, các vết thương rất khó hồi phục vì không có được nguồn cung máu đầy đủ. Chườm nóng có thể giúp là giãn mạch để máu lưu thông thuận lợi hơn, thúc đẩy lưu lượng đến các vết thương, giúp mau lành tốt.

Phục hồi chức năng

Sau khi trải qua một cơn đột quỵ, não của người bệnh thường bị tổn thương 1 phần. Họ có thể bị mất đi khả năng kiểm sót chuyển động, hoặc tháy đau đớn, khó khăn khi nói, giao tiếp.

Vật lý trị liệu giúp tăng cường sự tập trung, hỗ trợ người bệnh có thể thực hiện được các công việc hàng ngày tốt nhất có thể như: Tắm rửa, sử dụng đũa, mặc quần áo, sử dụng ngôn ngữ.

Quá trình trị liệu thường bắt đầu với các hoạt động đơn giản như thay đổi vị trí trên giường, ngồi dậy, đứng lên, đi bộ… Người bệnh có thể cần đến các thiết bị hỗ trợ trong thời gian đầu. Sau đó có thể tự tập, tập mà không cần sử dụng đến các thiết bị hỗ trợ.

Vật lí trị liệu với hệ thống xương khớp

Vấn đề cột sống

Các vấn đề liên quan đến cột sống bao gồm: Cong vẹo, thoát vị… có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu.

Với cong vẹo cột sống, người bệnh cần sử dụng khung để tái lập lại đường cong tự nhiên. Khung cũng có thể giữ cho đường cong cột sống ở đúng vị trí khi người bệnh di chuyển.

Với thoát vị đĩa đệm, vật lý trị liệu bao gồm các bài tập vận động, chườm lạnh, sử dụng nhiệt nóng để giảm đau, tăng cường các cơ tại khu vực bị ảnh hưởng, thúc đẩy tuần hoàn máu mang theo dinh dưỡng đến các vị trí bị tổn hạn.

Để thúc đảy cột sống thì vật lý trị liệu bao gồm các động tác, kĩ thuật chuyên biết giúp giảm đau khớp. Nó cũng có tác dụng tăng cường hỗ trợ các vùng bị ảnh hưởng, tăng sự linh hoạt, điều chỉnh tư thế, giảm căng thẳng.

Trên đây là một số chia sẻ về Vật lí trị liệu với hệ thống xương khớp. Các bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ để có được phương pháp tối ưu. Trong cuộc sống hày ngày, việc áp dụng massage trị liệu hoặc sử dụng ghế massage cũng giúp chúng ta phòng ngừa nhiều bệnh lý liên quan đến xương khớp rất hiệu quả!

Bài viết liên quan

Hiểu về vật lý trị liệu

Y học hiện đại gồm có 3 nhánh là: Phòng ngừa bệnh, điều trị bệnh, và phục hồi chức năng. Vật lý trị liệu là một trong ...

Hiểu về chứng trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là vấn đề liên quan đến tâm lý khá phổ biến ở chị em phụ nữ trong thai kỳ và sau sinh. Thống kê cho ...

Các kiểu đau đầu phổ biến và cách phòng ngừa

Triệu chứng đau đầu ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong cuộc sống hiện đại do áp lực từ cuộc sống, công việc, và cả gia ...

Tình trạng đau lưng về đêm

Sau một ngày làm việc chúng ta thường gặp tình trạng đau lưng về đêm. Cơn đau có thể xuất hiện trong chốt lát, hoặc dai ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...