Vật lý trị liệu được sử dụng phổ biến để giảm đau và hỗ trợ phục hồi chức năng cơ thể. Chắc hẳn bạn đã từng nghe hoặc áp dụng một trong các kỹ thuật trị liệu nhưng vẫn còn nhiều điều thú vị khác mà có thể bạn chưa biết. Nội dung dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến phương pháp này nhé.
Vật lý trị liệu được sử dụng phổ biến từ bao giờ ?
Mặc dù vật lý là một trong những ngành khoa học cơ bản và có lịch sử lâu đời, nhưng vật lý trị liệu chỉ thực sự được áp dụng trong chiến tranh thế giới lần thế nhất. Nó được dùng cho các thương binh.
Chúng ta hoàn toàn có thể tập vật lý trị liệu tại nhà
Thông thường quá trình trị liệu sẽ diễn ra ở các bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng dưới sự chỉ dẫn của các chuyên gia. Sau một thời gian thì người bệnh có thể tự tập tại nhà và thỉnh thoảng tái khám để các bác sĩ đánh giá mức độ tiến triển cũng như có sự điều chỉnh các động tác cũng như cường độ phù hợp với thể trạng, từng giai đoạn khác nhau.
Một số trường hợp chấn thương nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà như: Chườm nóng, chườm lạnh, thoa dầu, massage xoa bóp, hoặc day ấn huyệt (với các huyệt đơn giản, dễ tìm).
Tác các quốc gia có nền y học phát triển, để thuận tiện cho bản thân thì người bệnh còn có thể thuê nhân viên vật lý trị liệu hỗ trợ tại nhà. Các chuyên gia sẽ thảo luận với đối tượng trị liệu để xây dựng một kế hoạch tập luyện phù hợp.
Vật lý trị với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường bị khó thở, ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày, tới công việc và cuộc sống.Vật lý trị liệu cung cấp các bài tập, hỗ trợ về tinh thần để người bệnh cải thiện sức khỏe thể chất.
Các bài tập thường tập trung vào chân, cánh tay, ngực, các cơ này rất hữu ích trong quá trình phục hồi chức năng phổi. Các động tác giúp tưng cường cơ bắp phối hợp cùng hít thở sẽ cải thiện và tăng cường chức năng hô hấp.
Một trong những nhiệm vụ của trị liệu mà ít người biết chính là hoạt động giáo dục. Người bệnh được giải thích về kế hoạch điều trị, tư vấn xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bỏ thuốc lá.
Vật lý trị liệu giảm đau vùng chậu, cải thiện rối loạn chức năng sinh lý
Đau ở vùng chậu cùng rối loạn chức năng sinh lý có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới, nhất là chị em phụ nữ khi mang thai và sinh con.
Một số vấn đề có liên quan đến sàn chậu cũng như rối loạn chức năng sàn chậu có thể được điều trị thông qua các tác động vật lý. Người bệnh sẽ được hướng dẫn từ cách để nhấc đồ đúng cách, làm sao để nâng và bế em bé lên, đứng lên – ngồi xuống đúng tư thé.
Ngoài ra, các biện pháp như: Chườm nóng, kích thích điện, massage trị liệu cũng giúp cải thiện các triệu chứng.
Trẻ nhỏ cũng có thể tập vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả trẻ nhỏ. Nó được dùng đễ trị một số tật như: Vẹo cổ, bàn chân khoèo.
Vẹo cổ là tình trạng các cơ bắp ở cổ bị co rút khiến cho đầu của trẻ quay nghẹo sang một bên. Vật lý trị liệu cho trẻ trong trường hợp này bao gồm kéo căng các cơ bắp bị ảnh hưởng, hướng dẫn cha mẹ cách giữ cho đầu trẻ đúng tư thế, cách thực hiện các bài tập kéo giãn cơ tại nhà.
Khoèo chân là tình trạng các ngón chân hướng vào bên trong, 2 lòng bàn chân đối diện với nhau. Tật này không gây đau ở trẻ sơ sinh, nhưng khi trẻ bắt đầu tập đi thì sẽ gây nhiều đau đớn, di chuyển khó khăn khi lớn. Vật lý trị liệu được sử dụng để cải thiện lại vị trí cũng như chức năng vật lý của bàn chân (sử dụng thạch cao đúc để giữ bàn chân ở vị trí đúng).
Vật lý trị liệu là một trong nhiều phương pháp giúp phục hồi chức năng, trong đó bao gồm rất nhiều lĩnh vực nhỏ như: Sử dụng ánh sáng, điện, tia laze, thủy trị liệu, vận động trị liệu… Mong rằng thông qua các thông tin chia sẻ trong bài viết các bạn hiểu hơn về phương pháp này, áp dụng để chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn !