Vết bầm tím được hiểu là tình trạng da bị đổi màu do vỡ các mạch máu nhỏ ở dưới da và gây rỉ máu, thường là sau khi xảy ra chấn thương. Các mạch máu bị tổn hại sẽ tập trung ở gần bề mặt da. Bằng mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy một vệt có màu xanh đen, là do các tế bào hồng cầu cũng như thành phần của máu khiến đổi màu da.
Những triệu chứng ban đầu của bầm tím
Lúc ban đầu một vết bầm mới có thể có màu hơi đỏ, sau đó mới chuyển sang sắc xanh hoặc tím đậm trong vài giờ, xanh lá cây sau vài ngày khi vết bầm lành.
Vùng vết bầm thường rất nhạy cảm và có thể bị đau trong mấy ngày đầu. Tuy nhiên đau có thể giảm dần khi vết bầm mờ đi.
Người bị bầm thường không bị nhiễm trùng do các vùng da không bị tổn thương.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Khi có những triệu chứng sau các bạn nên đếm bệnh viện để khám:
- Bị bầm khi đang dùng thuốc aspirin hoặc các loại thuốc có khả năng gây kháng đông máu.
- Sưng và đau nhiều ở vùng bị bầm.
- Vết bầm hình thành sau một cú va chạm mạnh, té ngã, tai nạn khi lao động hoặc tham gia giao thông.
- Có nguy cơ bị gãy xương.
- Bị bầm tím mà không rõ nguyên nhân hoặc có tính định kỳ.
- Các vết bầm không tiêu biến hoặc cải thiện sau nửa tháng.
- Vết bầm ở dưới móng tay và gây đau nhiều.
- Bầm kèm theo với chảy máy chân răng, hoặc ở mũi, miệng.
- Bầm kèm với máu ở trong nước tiểu, phân, mắt.
- Bấm tím xuất hiện trở lại ở cùng một vị trí mặc dù không có chấn thương.
Nguyên nhân gây bầm tím
Một số nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng bầm tím ở một hoặc nhiều vùng trên cơ thể gồm:
- Tập thể dục cường độ mạnh, thường gặp ở vận động viên điền kinh và cử tại, do hồng cầu thoát ra từ các lỗ hổng nhỏ ở trên các mạch máu dưới da.
- Do rối loạn chảy máu, nhất là khi bầm kèm theo với chảy máu cam hoặc chảy máu răng.
- Bầm ở bắp chân, bắp đùi thường là do va vào ghế, thành giường hoặc các vận dụng khác mà bản thân người bị cũng không nhớ.
- Người có tuổi thường hay bị bầm vì da mỏng hơn do vấn đề tuổi tác, các mô có chức năng nâng đỡ mạch máu cũng dần trở nên mỏng và yếu hơn.
- Người sử dụng thuốc kháng đông máu.
- Vết bầm xảy ra ở mặt sau của cánh tay, bàn tay do da mỏng và tiếp xúc thường xuyên với ánh năng, còn được gọi là xuất huyết mặt trời, xuất huyết quang hóa.
Một số yếu tố nguy cơ gồm: Luyện tập thể thao cường độ cao, người có tuổi, thiếu vitamin C, làm dụng rượu bia; Một số bệnh lý như bạch cầu, bệnh gan, bệnh mô liên kết, thiếu máu do thiếu sắt…
Điều trị vết bầm tím
Trước tiên các bác sĩ sẽ xác định xem người bị vết bầm tím có kèm theo gãy xương không. Nếu người bệnh bị sưng và đau nhiều thì tiến hành chụp X-quang để chẩn đoán.
Trường hợp bị bầm tím thường xuyên mà không có nguyên nhân rõ ràng các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để tím ra các rối loạn chảy máu.
Những người thường xuyên bị bầm tím ở một vài vị trí nhất định, sau đó lại tự lành trong những giai đoạn khác nhau thường do dùng sứ quá mức, thường gặp ở các vận động viên, người lao động chân tay.
Dựa trên nguyên nhân các bác sĩ có có phương pháp điều trị hợp lý. Trong khi chờ đợi hoặc nếu tình trạng nhẹ bạn có thể tiến hành sơ cứu và điều trị tại nhà như sau:
- Chườm nước đá lên vết bầm trong 20 phút. Bọc đá viên vào khăn và dùng để chườm lên vùng bị bầm. Kết hợp sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc thực hiện massage cũng như sử dụng các loại máy massage ở thời điểm này là không nên.
- Sau 48h bạn đắp khăn ấm lên vết bầm 10 phút, làm 3 lần mỗi ngày để giúp máu lưu thông tốt hơn, làm tan máu tụ.
- Vết bầm sẽ mờ dần sau khoảng 2 – 4 tuần, khi chuyển thành màu vang, xanh lá cây, nâu. Khi máu đóng vảy các bạn không nên bóc vì sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Cứ để vảy khô và tự bong ra sau 1 – 2 tuần.
- Nếu vết bầm ở chân nên để chân cao hơn cơ thể trong 24h đầu.