Bệnh viêm khớp vảy nến là một dạng viêm khớp mãn tính, nó xuất hiện ở những người bị mắc bệnh vảy nến. Có khoảng 10 – 30% trường hợp người bị vảy nến mắc viêm khớp vảy nến. Bệnh viêm khớp vảy nến có thể phá hủy khớp làm mất chức năng vận động, khiến người bệnh bị tàn phế suốt đời.
Các khớp trong cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng viêm khớp vảy nến. Thông thường, các khớp lớn ở các chân dễ bị ảnh hưởng bởi viêm khớp vảy nến nhất, sau đó tới các khớp xa của ngón tay và ngón chân, rồi tới các khớp cột sống. Viêm khớp vảy nến nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng tàn phế suốt đời.
Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Okasa tìm hiểu về bệnh viêm khớp vảy nến và phác đồ điều trị nhé.
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến được cho là căn bệnh tự miễn, tới nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Tuy nhiên một số yếu tố có thể cho là đã gây ra bệnh như:
- Yếu tố di truyền: Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh vảy nến hoặc viêm khớp, khoảng 40% trong số họ cũng có nguy cơ mắc bệnh.
- Người bị mắc viêm khớp vảy nến do yếu tố môi trường khi có sự tiếp xúc hóa chất, chất phóng xạ, nhiễm virus, vi khuẩn,...
- Yếu tố tuổi tác: Những người trong độ tuổi từ 30-50 tuổi dẽ mắc viêm khớp vảy nến nhất. Nam giới và phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh là như nhau.
Triệu chứng bệnh viêm khớp vảy nến
Một số triệu chứng của bệnh vảy nến và viêm khớp mạn tính:
- Triệu chứng tại khớp có thể có biểu hiện nhẹ hoặc nặng, song thường gặp nhất là tình trạng sưng đau, cứng khớp, một vài khớp không đối xứng, khớp ngón tay là nơi dễ mắc bệnh nhất.
- Cũng có trường hợp viêm nhiều khớp đối xứng, gây sưng đau, hạn chế vận dộng của người bệnh nơi khớp cột sống và khớp cùng chậu. Có thể bị sưng một vài ngón tay chân hoặc toàn bộ các ngón tay chân.
- Da bị tổn thương: Có thể nhìn thấy những vết chấm hoặc những mảng đỏ trên da, phủ nhiều lớp, có những mảng bị tróc vảy màu trắng đục như màu của nến. Các vị trí thường gặp là ở da chân, tay, da đầu… và nhiều vùng da khác.
- Có tới 80% người mắc bệnh viêm khớp vảy nến bị loạn dưỡng móng tay. Móng tay bị thay đổi như mất màu, móng bị dày lên hoặc bị rỗ móng.
- Ngoài ra, cũng có một số biểu hiện ngoài khớp nhưng ít gặp đó là tình trạng viêm kết mạc, viêm mống mắt, loét miệng…
Điều trị viêm khớp vảy nến theo phác đồ
Viêm khớp vảy nến là bệnh có khả năng gây biến dạng, thậm chí nó có thể phá hủy khớp mà không hồi phục được. Bệnh gây tàn phế làm ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đây cũng là bệnh rất khó chữa, song nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ có thể ngăn ngừa và làm chậm quá trình phát triển của bệnh, tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Bệnh viêm khớp vảy nến thường được điều trị theo phác đồ, khi bệnh mới xuất hiện triệu chứng, các tổn thương da và khớp sẽ được kết hợp điều trị song song.
- Có thể kết hợp giữa dùng thuốc và hướng dẫn người bệnh thực hiện vật lý trị liệu giúp chức năng vận động được phục hồi. Trường hợp bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn có thể phải chỉnh sửa hoặc thay khớp.
- Khi bệnh ở thể nhẹ, một vài khớp bị viêm khu trú chỉ cần dùng thuốc kháng viêmkhông steroid hoặc có thể kết hợp tiêm corticosteroid tại khớp để điều trị viêm khớp vảy nến.
- Thể trung bình, nặng có thể sử dụng các thuốc điều trị cơ bản như methotrexate
- Sử dụng Corticosteroid điều trị tại chỗ trong trường hợp các khớp hoặc nơi bám gân bị sưng dù đã dừng thuốc kháng viêm không steroid nhưng không giảm triệu chứng
- Trong quá trình điều trị viêm khớp vảy nến người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc và cần được bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên.
- Người bệnh có thể được các bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm định kỳ
Phương pháp giúp hạn chế sự phát triển của bệnh
Hiện nay, viêm khớp vảy nến chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh, vì vậy cần có phương pháp kiểm soát tình trạng bệnh tránh để bệnh gây hại cho xương khớp và khiến người bệnh bị tàn phế.
Người bệnh cần nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị:
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nếu gặp tác dụng phụ của thuốc phải liên hệ ngay với bác sĩ .
- Tự giảm đau bằng cách dùng túi chườm nóng và chườm lạnh. Mỗi ngày có thể chườm 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 20 đến 30 phút.
- Người bệnh cần lưu ý các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày để bảo vệ các khớp xương, tránh những tác động không tốt lên khớp.
- Duy trì cân nặng phù hợp để giảm tải trọng cho khớp.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp các khớp xương linh hoạt, dẻo dai hơn.
- Tập yoga, thiền sẽ giúp người bệnh giảm cảm giác đau đớn, mệt mỏi.
Liệu pháp massage và ghế massage tuy rất tốt cho người bệnh xương khớp nói chung. Nhưng viêm khớp vảy nến liên quan tới yếu tối ngoài da hoa liễu, là đối tượng nên hạn chế mát xa. Vì vậy trước khi áp dụng massage trị liệu các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trên đây là một số chia sẻ về viêm khớp vảy nến và phác đồ điều trị từ Okasa. Các bạn hãy lưu ý để giữ gìn sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình nhé.