Bệnh viêm khớp cùng chậu thường có tiến triển mãn tính, nếu không được điều trị kịp thời nó sẽ gây nên những hậu quả đang tiếc cho người bệnh.
Viêm khớp cùng chậu ở nam giới thường xuất hiện ở những người có hoạt động thể lực mạnh như làm công việc nặng nhọc hoặc chơi môn thể thao đòi hỏi vận động nhiều…
Tình trạng viêm nhiễm xuất hiện giữa hai khớp cùng chậu sẽ gây ra viêm khớp cùng chậu. Người bệnh bị viêm khớp cùng chậu sẽ phải chịu các cơn đau âm ỉ vùng cột sống thắt lưng sau đó sẽ đau lan dần xuống vùng mông và đùi.
Dấu hiệu nhận biết nam giới bị viêm khớp cùng chậu
- Cơn đau xuất hiện tại khớp cùng chậu: Cơn đau sẽ bắt đầu từ vùng lưng dưới sau đó lan xuống mông và đùi. Bệnh viêm khớp cùng chậu sẽ không lan xuống quá khớp gối như các bệnh viêm khớp khác.
- Cơ cứng khớp: Nơi khớp cùng chậu sẽ gặp khó khăn khi cử động, vào buổi sáng ngủ dậy vùng cơ này sẽ bị cứng. Người bệnh thường phải xoa bóp vùng khớp này khoảng 15 phút thì chân mới hoạt động bình thường được.
- Vùng viêm nhiễm có dấu hiệu bỏng rát và lớp da bên ngoài khớp cùng chậu sẽ bị ửng đỏ…
- Người bệnh khó vận động: không thể gập, co hoặc duỗi, khó khoanh chân …
- Gặp một số triệu chứng toàn thân: Người bệnh cảm thấy cơ thể mệt mỏi, bị sốt cao, thậm chí có dấu hiệu buồn nôn, cảm thấy rét run lúc về đêm…
Nguyên nhân khiến nam giới mắc viêm khớp cùng chậu
Phụ nữ chiếm tỉ lệ cao mắc bệnh viêm khớp cùng chậu, tuy nhiên bệnh này cũng xuất hiện ở nam giới.
Một số nguyên nhân nam giới bị viêm khớp cùng chậu do:
- Người có tiền sử viêm khớp: Nếu những nam giới đã từng có tiền sử mắc một số bệnh lý về xương khớp như viêm khớp hao mòn, bệnh vẩy nến… thì sẽ có nguy cơ mắc viêm khớp cùng chậu.
- Người có tiền sử bệnh lý cột sống: Một số bệnh như cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, …sẽ có nhiều khả năng gây viêm khớp cùng chậu, khiến người bệnh đau đớn.
- Do chấn thương: Thông thường, nam giới có nhiều hoạt động, vận động mạnh nên khi cơ thể quá sức sẽ dễ gây tổn thương xương khớp. Ngoài ra, một số phản ứng đột ngột như ngã cầu thang, tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc tai nạn khi chơi thể thao…đều có thể tác động không tốt lên vùng khớp chậu và gây tổn thương khớp cùng chậu.
- Do bị nhiễm trùng: Khi người bệnh không vệ sinh sạch sẽ, khiến vi khuẩn, virus xâm nhập cũng gây bệnh viêm khớp cùng chậu
- Người mắc một sô bệnh về đường ruột như viêm trực tràng, ruột thừa
- Bệnh nam khoa như nhiễm trùng đường tiết niệu gây biến chứng
- Sinh hoạt, làm việc thiếu khoa học
- Một số nguyên nhân có thể do cơ địa; do di truyền; hoặc một số yếu tố như bệnh béo phì, loãng xương gây nên.
Phương pháp điều trị viêm khớp cùng chậu ở nam giới
Sử dụng thuốc
Sau khi khám, chẩn đoán tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc để điều trị bệnh viêm khớp cùng chậu ở nam giới như: thuốc kháng sinh, giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, tiêm ngoài màng cứng corticoid,…
Lưu ý: Người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, dùng thuốc theo đơn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc dùng khi không có đơn của bác sĩ. Đồng thời trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp vấn đề bất thường cần báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp kịp thời xử lý.
Kết hợp luyện tập đúng cách
- Phương pháp kết hợp vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ rất tốt đồng thời nó còn giúp duy trì chức năng khớp.
- Thực hiện chườm nóng, chờm lạnh đan xen để gảm các cơn đau nơi khớp cùng chậu. Bạn có thể kết hợp chườm vơi xoa bóp, sử dụng ghế massage tại nhà.
- Người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều, nếu bị cơn đau cấp tính cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.
- Sau một thời gian, nếu cơn đau giảm hãy kết hợp các bài luyện tập thể dục để khung chậu được co giãn linh hoạt, tránh tình trạng co cơ và các khớp cũng duy trì được chức năng hoạt động.
- Dùng tia hồng ngoại sóng ngắn chiếu nơi vùng khớp kết hợp massage, cùng chườm lạnh hoặc chườm nóng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trên một số ghế massage hiện đại được trang bị hệ thống nhiệt hồng ngoại, rất tiện dụng cho những trường hợp như thế này.
- Tập một số bài tập nhẹ nhàng tốt cho vùng khớp cùng chậu:
Căng cơ khép háng: Với bài tập này, người bệnh nằm ngửa hai chân đạp sàn, gập gối. Sau đó hãy để hai đầu gối cách xa nhau, giữ khoảng 15 – 30 giây và trở về tư thế ban đầu, lặp lại 3 lần động tác này.
Tập cho cơ mông: Nằm sấp, duỗi thẳng hai chân, sau đó gồng 2 cơ mông, giữ khoảng 15 giây rồi từ từ thả lỏng cơ thể. Thực hiện tập 2 lần, mỗi lần 15 nhịp.
Duỗi háng có đối kháng: Buộc một dây chun nơi cổ chân, một đầu dây móc vào cánh cửa, đứng đối diện cánh cửa, dùng lực chân kéo về phía sau rồi lại đưa về phía trước, kết hợp căng cơ bụng và hóp bụng. thực hiện 2 lần, mỗi lần làm 15 nhịp.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học hàng ngày
Ngoài việc uống thuốc, kết hợp tập luyện các bài tập tốt cho khớp cùng chậu, người bệnh cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng của bản thân, ngủ nghỉ phù hợp với tình trạng bệnh.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều thức ăn có chứa canxi, vitamin D, kali, chất béo omega 3... tốt nhất những chất dinh dưỡng này có nguồn gốc từ thực vật. Không uống bia rượu, không hút thuốc lá,...
Phương pháp để nam giới phòng ngừa bệnh viêm khớp cùng chậu
Để phòng bệnh viêm khớp cùng chậu, nếu bạn có một số bệnh như viêm trực tràng, viêm đường tiết niệu, bàng quang, bể thận… hãy điều trị dứt điểm các bệnh này.
Uống nhiều nước, nhất là trong mùa nắng nóng sẽ giúp phòng một số bệnh về đường tiết niệu.
Phòng tránh các chấn thương có thể xảy đến vùng đáy chậu, nếu mắc chấn thương hãy điều trị dứt điểm.
Thực chất nam giới bị mắc viêm khớp cùng chậu chính là gặp phải một dạng rối loạn chức năng khớp nơi cùng chậu. Một số người mắc viêm khớp cùng chậu nhưng không điều trị dứt điểm, tới khi tuổi cao dễ gây biến chứng do sụn khớp bị thoái hóa. Vì vậy khi có triệu chứng bị viêm khớp vùng chậu, hãy tới gặp bác sĩ để được điều trị hiệu quả, kịp thời.