Bệnh rung nhĩ (hay còn được gọi là rung tâm nhĩ) là một dạng rối loạn nhịp tim. Nó xảy ra khi tim có hiện tượng đập bất thường (rối loạn nhịp tim). Khi tình trạng này xảy ra các cơ tim như đang rung thay vì co lại như bình thường.
Rung nhĩ được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ não, nó chiếm khoảng 25% trong tổng số các trường hợp bị đột quỵ não.
Những yếu tố nguy cơ của rung nhĩ
Hiện nay, nguyên nhân chính gây ra tình trạng rung nhĩ vẫn chưa xác định được. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ được cho là gây ra bệnh rung nhĩ như:
- Yếu tố tuổi tác: Theo nghiên cứu thì người cao tuổi, đặc biệt là những người > 60 tuổi có nguy cơ bị rung nhĩ cao hơn so với người trẻ.
- Người có bệnh lý tim mạch. Tình trạng rung nhĩ có mối liên quan chặt chẽ tới các bệnh lý như: Bệnh tăng huyết áp; Các bệnh lý liên quan đến hệ động mạch vành; Các bệnh về van tim; Bệnh viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim; Những trường hợp sau các phẫu thuật can thiệp lên tim; Trường hợp bị bệnh tim bẩm sinh cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ.
- Các bệnh chuyển hóa cũng là yếu tố nguy cơ gây rung nhĩ như: Bệnh đái tháo đường;
- Trường hợp lạm dụng chất kích thích.
- Những người bị bệnh toàn thân như cường giáp: Nếu không được phát hiện và kiểm soát cũng có nguy cơ gây rung nhĩ.
- Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn nhịp nhĩ như nhịp nhanh nhĩ đa ổ, rung nhĩ.
Rung nhĩ có mối liên hệ mật thiết với đột quỵ não
Theo số liệu thống kê, rung nhĩ có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần so với người bình thường không bị rung nhĩ.
Rung nhĩ cũng là nguyên nhân chính dẫn tới đột quỵ, nó chiếm khoảng 25% trong tổng số các trường hợp bị đột quỵ não.
Đột quỵ não đã được chứng minh là biến chứng nguy hiểm của rung nhĩ, nó để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Rung nhĩ biến chứng còn là bệnh lý hàng đầu gây nên tình trạng tổn thương thần kinh và có tỉ lệ tử vong chỉ sau bệnh lý tim mạch.
Một số trường hợp bị rung nhĩ chỉ biểu hiện các triệu chứng thần kinh thoáng qua, và không quá 24 giờ, đây chính là tình trạng thiếu máu não thoáng qua. Tuy nhiên, những trường hợp này rất dễ bị đột quỵ trong tương lai.
Phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh rung nhĩ
Điều trị rung nhĩ cần tuân thủ các nguyên tắc
- Kiểm soát nhịp tim
Quan trọng nhất là chuyển nhịp từ rung nhĩ về nhịp xoang.Chuyển nhịp có thể được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau như:
Phương pháp sốc điện;
Sử dụng thuốc điều trị;
Can thiệp đốt bằng sóng radio cao tần phá hủy các ổ phát xung của cơ tâm nhĩ.
Phương pháp phòng ngừa biến chứng của rung nhĩ
Phòng tránh là mục tiêu điều trị được ưu tiên hàng đầu đối với bệnh rung nhĩ. Một số loại thuốc được dùng để dự phòng huyết khối như: thuốc kháng vitamin K, thuốc ức chế thrombin hay thuốc ức chế yếu tố X sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ hình thành cục máu đông.
Khi cục máu đông hình thành sẽ dễ gây tắc các mạch máu quan trọng trong cơ thể như:
Tắc mạch não gây đột quỵ;
Làm tắc mạch vành gây nhồi máu cơ tim, ...
Tuy nhiên, người bệnh khi sử dụng thuốc chống đông cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị, tuyệt đối không tự ý đổi liều dùng thuốc và cần tái khám đúng lịch hẹn.
Để chăm sóc sức khỏe các bạn nên áp dụng liệu pháp massage, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Đặc biệt, việc sử dụng ghế massage tại nhà sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể và tinh thần!