Tình trạng đau nửa đầu có thể là cơn đau lành tính nhưng đó cũng có thể là triệu chứng cảnh báo các vấn đề về hệ thần kinh, tuần hoàn máu hoặc sự bất thường trong não bộ. Tình trạng này xảy ra thường xuyên và kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh lý đau nửa đầu thường khiến người bệnh thấy bị đau ở nửa đầu với các cơn đau không cố định, thậm chí có lúc cơn đau xuất hiện ở cả hai bên đầu và kèm theo một số triệu chứng mạch đập.
Nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau nửa đầu
Tình trạng đau nửa đầu có thể xảy ra ở vị trí nửa đầu trái, hoặc đau nửa đầu phải. Các cơn đau đầu này thường do một số nguyên nhân điển hình như:
- Do các dây thần kinh não bị rối loạn gây đau nửa đầu.
- Mạch máu não nửa đầu bị co giãn bất thường và gây ra các cơn đau đột ngột, âm ỉ ở nửa đầu.
- Cơn đau nửa đầu dữ dội xảy ra khi các chất dẫn truyền Serotonin bị phóng thích, bị đào thải một cách đột ngột và nó gặp các yếu tố kích thích như tình trạng mất ngủ, do sử dụng chất kích thích, những người bị stress, do sự thay đổi hormone...
- Ngoài ra, phụ nữ trong độ tuổi 30-50 do có sự biến động nội tiết tố, chính những thay đổi này sẽ khiến họ phải đối mặt với các căng thẳng và gây đau đầu.
- Một yếu tố nữa cũng được cho là nguyên nhân gây đau nửa đầu đó là do di truyền từ cha mẹ sang con....
Triệu chứng thường gặp khi bị đau nửa đầu
Khi tình trạng đau nửa đầu xảy ra, người bệnh thường có các triệu chứng về thị giác như bị nhòe, ruồi bay… có cảm giác buồn nôn, đồng thời xuất hiện mạch đập ở vùng thái dương.
Mức độ các cơn đau có thể đau vừa hoặc đau dữ dội, một số trường hợp cơn đau sẽ có tính chất tăng dần, thậm chí người bệnh còn gặp các triệu chứng như buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn và luôn cảm thấy căng thẳng.
Mức độ nguy hiểm khi bị đau nửa đầu bên trái
Thông thường khi tình trạng đau nửa đầu xảy ra, đa số mọi người đều bị đau nửa đầu bên trái. Cơn đau nửa đầu bên trái kéo dài và đau thường xuyên. Tình trạng đau này thường bị chẩn đoán nguyên nhân do viêm xoang gây đau đầu, do vây nó có thể dẫn đến việc điều trị không đúng bệnh.
Những trường họp bị cơn đau nửa đầu bên trái hành hạ nếu để lâu và không được điều trị đúng cách sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe như:
- Làm suy giảm trí nhớ, khiến người bệnh khó tập trung;
- Có thể gây trầm cảm thậm chí là đột quỵ;
- Một số trường hợp bị biến chứng làm suy thoái võng mạc, thậm chí là bị mất thị lực và gây mù vĩnh viễn.
- Ngoài ra, khi đau nửa đầu bên trái nếu không được điều trị kịp thời, nó còn gây ra biến chứng mãn tính, gây nhồi máu não và co giật.
Trường hợp nào bị đau đầu sau gáy cần đi khám bác sĩ?
Một số trường hợp người bệnh bị đau nửa đầu có các triệu chứng nghiêm trọng sẽ cần đi khám để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp chữa trị kịp thời.
- Những người đau đầu ở mức độ vừa và nặng.
- Trường hợp cơn đau đầu xuất hiện và có dấu hiệu tăng dần cả về cường độ cũng như tần suất cơn đau.
- Người bệnh bị cơn đau đầu sau gáy và kèm theo triệu chứng sốt, bị cứng vùng gáy.
- Trường hợp bị đau đầu kèm cảm giác buồn nôn hoặc nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn.
- Những người gặp các triệu chứng thần kinh khu trú như bị yếu hoặc liệt vận động, gây khó khăn khi đi lại.
- Những trường hợp bị đau đầu kèm triệu chứng rối loạn ý thức hoặc rối loạn tâm lý hành vi…
Những trường hợp này khi tới khám, bác sĩ sẽ dựa trên bệnh cảnh để sàng lọc những nguyên nhân gây đau đầu. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm như: Làm xét nghiệm máu, chụp X-quang cột sống cổ, chụp MRI sọ não hoặc cột sống cổ,…
Những phương pháp điều trị hiệu quả bệnh đau nửa đầu
Thông thường, để điều trị đau nửa đầu, người bệnh có thể thực hiện phương pháp điều trị các cơn đau cấp và điều trị dự phòng. Tuy nhiên, để hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, người bệnh nên chủ động đi khám để được bác sĩ tư vấn và có hướng điều trị phù hợp, kịp thời.
Ngoài sự chỉ định điều trị từ bác sĩ, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp nhằm mục đích giúp giảm đau cũng như giảm tần suất của các cơn đau.
- Hãy nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi;
- Ngủ đủ giấc là điều cần thiết;
- Massage trị liệu hoặc sử dung ghế massage để thư giãn;
- Có thể sử dụng các loại trà để giảm cảm giác đau như: Trà gừng, trà hoa cúc…
- Thay đổi thói quen sinh hoạt cho phù hợp;
- Xây dựng và thực hiện chế độ ăn uống khoa học, phù hợp;
- Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,…;
- Không hút thuốc lá;
- Chăm chỉ vận động, luyện tập thể dục thể thao với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, thiền,...
- Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.