Những người mắc bệnh tim mạch khi bị cúm sẽ tăng gấp nhiều lần nguy cơ phải nhập viện do các đợt cấp tính trên nền bệnh mãn tính sẵn có gây ra. Đặc biệt, khi thời tiết chuyển dần sang mùa đông lạnh, sẽ là thời điểm bệnh cúm gia tăng.
Tìm hiểu về bệnh cúm
Bệnh cúm là một dạng bệnh lý truyền nhiễm và nó xảy ra khá phổ biến. Ngay cả một người trưởng thành, hoàn toàn khỏe mạnh vẫn có nguy cơ mắc cúm ít nhất vài lần trong năm.
Nguyên nhân gây ra bệnh cúm
Cúm là do một loại virus gây bệnh tại hệ hô hấp, loại vius này có ở bất cứ nơi nào trong không khí. Nếu một người bị cúm khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện khiến những giọt tiết chứa virus lan truyền vào không khí và những người khác hít phải giọt này sẽ mắc bệnh cúm.
Ngoài ra, những giọt tiết của người bị cúm có thể rơi xuống và bám vào các bề mặt, khi đó virus có thể sống được ở bề mặt này trong vài giờ. Vì vậy, người khỏe mạnh cũng có thể bị lây nhiễm bệnh cúm khi vô tình chạm vào một bề mặt có virus, sau đó chạm vào mắt, mũi hay miệng của mình.
Những người có tiền căn bị bệnh tim mạch sẽ có nguy cơ mắc bệnh cúm cũng như khả năng bị biến chứng cao, thậm chí bệnh nền sẽ trở nặng hơn khi mắc kèm bệnh cúm.
Cách phòng ngừa bệnh cúm
Cách tốt nhất là những bệnh nhân lớn tuổi và nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao như người mắc các bệnh lý tim mạch nên tiêm phòng cúm.
Trường hợp người nhà sống cùng hoặc chăm sóc người bị bệnh tim mạch cũng nên tiêm vacxin phòng bệnh cúm.
Hàng ngày nên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sứ đề kháng cho cơ thể.
Thời điểm giao mua nên giữ ấm cơ thể, có thể sử dụng các loại máy massage hoặc ghế massage có trang bị chế độ nhiệt nóng hồng ngoại.
Bệnh cúm với người mắc bệnh tim mạch
Khi virus xuất hiện trong cơ thể, nó sẽ kích hoạt các phản ứng viêm và lúc này cơ thể sẽ phải điều tiết để chống lại cúm. Như vậy, bệnh cúm chính là tác nhân gâythêm những căng thẳng không đáng có cho cơ thể. Biểu hiện rõ nhất đó là nó khiến tăng huyết áp, tăng nhịp tim và tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh tim mạch nếu bị mắc cúm, sau một tuần sẽ có nguy cơ bị đau tim hoặc xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim cao gấp 6 lần.
Bệnh cúm còn có thể là nguyên nhân khiếncho các triệu chứng của bệnh tim mạch dù đang ổn định cũng sẽ đột ngột trở nên tồi tệ hơn. Đối với người cao tuổi mắc bệnh cúm mùa sẽ trở thành tác nhân gây ra các cơn rung nhĩ đáp ứng thất nhanh kịch phát. Tình trạng này có thể dẫn đến suy tim cấp nếu người bệnh không được kiểm soát tần số tim kịp thời.
Ngoài ra, những người bệnh tim nếu bị cúm cũng sẽ có nguy cơ cao dẫn tới các biến chứng nặng như viêm phổi hoặc suy hô hấp.
Dấu hiệu nhận biết bệnh cúm
Một số triệu chứng thường gặp nhất của bệnh cúm đó là: Người bệnh bị sốt; Bị đau các cơ; Cảm thấy đau đầu; Cơ thể mệt mỏi, uể oải; Xuất hiện tình trạng ho, viêm họng, sổ mũi;
Tình trạng sốt và đau nhức cơ thể thường kéo dài từ 3 – 5 ngày. Riêng triệu chứng ho và cảm giác mệt mỏi, mất sức…sẽ theo người bệnh từvài tuần trở lên.
- Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm
Cảm lạnh và cảm cúm là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau. Nếu là cảm lạnh thông thường, nó chỉ ảnh hưởng đến mũi, cổ họng và ngực trên.
Cảm cúm sẽ có sự ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và tình trạng kéo dài tới cả tuần lễ, thậm chí lâu hơn.
Ngoài ra, cảm cúm có thể dẫn đến các biến chứng nặng khiến người bệnh cần phải nhập viện, nhất là đối với người già, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hoặc người có kèm các bệnh lý mãn tính khác, kể cả bệnh tim mạch.
Dấu hiệu của cảm cúm nên nhập viện
Vì những người mắc bệnh tim mạch nếu mắc cảm cúm sẽ có nguy cơ cao xảy ra các biến cố tim mạch cấp tính nên những trường hợp này cần được theo dõi chặt chẽ và cho nhập viện ngay nếu có các triệu chứng sau:
- Người bệnh sốt cao, kể cả dùng các thuốc hạ sốt thông thường vẫn không hạ sốt;
- Người bệnh cảm giác ớn lạnh hoặc rét run;
- Cảm thấy khó thở hoặc đau vùng ngực;
- Xuất hiện dấu hiệu xanh tím hay tím tái ở môi, trên da, ngón tay hoặc ngón chân;
- Xuất hiện tình trạng nhịp thở nhanh, nhịp tim nhanh;
- Huyết áp tăng caovà rất khó kiểm soát chỉ số huyết áp bằng thuốc hàng ngày;
- Tình trạng huyết áp thấp hay tụt huyết áp đột ngột;
- Người bệnh có dấu hiệu lên cơn co giật, lơ mơ hoặc chậm chạp;…
Khi có các triệu chứng trên, nếu người bệnh nhập viện kịp thời sẽ giúp theo dõi được bệnh tim mạch, đồng thời được hỗ trợ y tế khi cần thiết, phòng tránh hoặc giảm được những biến cố tim mạch cấp tính. Ngoài ra, nhập viện sẽ giúp người bệnh được bác sĩ kiểm tra và kê đơn thuốc phù hợp, tránh tình trạng sử dụng một số loại thuốc có thể làm tăng huyết áp hay tương tác với thuốc tim mạch nói chung.