Theo y học cổ truyền phương Đông, bàn chân được ví như trái tim thứ hai của con người bởi các huyệt đạo trên chân chính là bản đồ thư nhỏ của các cơ quan trên cơ thể người. Massage bấm huyệt là phương pháp trị liệu được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây bởi những hiệu quả tuyệt vời mà phương pháp này đem đến cho bạn không chỉ là sự thư giãn về tinh thần mà còn khỏe mạnh về thể chất.
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các huyệt đạo bàn chân và cách tác động bạn nên biết.
Sơ đồ vị trí các huyệt đạo bàn chân
Theo thống kê, lòng bàn chân của con người có tới 300 huyệt đạo khác nhau. Một số huyệt vị thông dụng và tác dụng của chúng với sức khỏe con người mà bạn nên biết:
- Huyệt Thương khâu nằm ở dưới hõm mắt cá chân phía trong có công dụng tăng xường lưu thông khí huyết từ lá lách đến các kinh mạch, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, điều trị chứng đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón,…
- Huyệt Giải khê nằm ở điểm lõm giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai. Huyệt có công dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ xương khớp và thần kinh của cơ thể như đau dây thần kinh tọa, đau nhức xương khớp, chân tay tê mỏi,…
- Huyệt Dũng tuyền nằm ở 1/3 phía trước của gan bàn chân có công dụng duy trì và cải thiện sức khỏe của thận, giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường chức năng sinh lý.
- Huyệt Nội đình nằm ở giữa kẽ ngón chân thứ 2 và thứ 3 có công dụng cải thiện tình trạng răng miệng, giảm đau răng hàm dưới, điều trị các triệu chứng đầy bụng khó tiêu, bí khí, liệt dây thần kinh ngoại biên số VII,…
- Huyệt Bát phong nằm ở các kẽ chân ở bàn chân, có đến 8 huyệt Bát phong. Huyệt có công dụng trọng điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp như thấp khớp, viêm đốt ngón chân, cước chân,…
- Huyệt Thái xung nằm ở mu bàn chân, từ khe ngón chân cái và ngón thứ hai kéo lên khoảng 2 thống. Huyệt có công dụng điều hòa khí huyết, ổn định huyết áp, giảm các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt, hen suyễn, phế quản,… Đây là một trong những huyệt đạo rất đa năng ở lòng bàn chân.
Cách bấm huyệt ở lòng bàn chân tại nhà
Khi bấm huyệt bàn chân tại nhà, bạn có thể thực hiện theo các bước đơn giản sau:
- Bước 1: Xoa bóp
Đây là bước đệm vô cùng quan trọng giúp làm ấm chân để chân quen với liệu trình massage bấm huyệt tiếp đó. Bạn nên dùng hai tay để xoa bóp nhẹ nhàng ở cả gan và mu bàn chân.
- Bước 2: Ngâm chân
Bạn có thể ngâm chân với nước nóng và thêm một số thảo dược để giúp bàn chân trở nên mềm mại hơn, kích thích tuần hoàn máu, hỗ trợ điều trị bệnh lý chân tê cứng, lanh chân, cước chân, thấp khớp,…
- Bước 3: Bấm huyệt
Đầu tiên, bạn cần phải xác định chính xác vị trí huyệt muốn bấm. Dùng đầu ngón tay cái day bấm nhẹ nhàng lên các vị trí huyệt, sau đó dùng sức ấn thẳng góc vào huyệt.
Một số lưu ý khi thực hiện bấm huyệt ở lòng bàn chân
- Không bấm huyệt khi vừa ăn no hoặc uống rượu.
- Không bấm huyệt khi trên cơ thể có vết thương hở.
- Dùng lực vừa phải, không nên quá mạnh bạo khiến chân có cảm giác đau nhức.
- Không thực hiện bấm huyệt nếu bạn là một trong các đối tượng sau: người bị sốt, ung thư, viêm cấp tính, phụ nữ có thai,…
Để massage bấm huyệt bàn chân các bạn cũng có thể sử dụng máy massage hoặc ghế massage toàn thân. Tuy nhiên, nên tìm hiểu kĩ để chọn được thiết bị phù hợp, giúp thư giãn và chắm sóc cho đôi bàn chân hiệu quả.