Tâm trạng lo âu và căng thẳng xảy ra khá phổ biến, nó có thể trở thành yếu tố giúp chúng ta xử lý tình huống, đối diện với hoàn cảnhvà sự nguy hiểm, hoàn thành công việc cũng như mục tiêu hàng ngày. Tuy nhiên, nếu lo âu, căng thẳng kéo dài sẽ gây ra các vấn đề vè tâm lý, ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh.
Thế nào là lo âu, căng thẳng?
Trong mỗi chúng ta, hầu như ai cũng đã từng trải qua cảm giác căng thẳng và lo lắng. Căng thẳng có thể xảy ra khi có bất kỳ nhu cầu nào tác động lên não hoặc cơ thể.Chỉ cần một yếu tố căng thẳng nào đó được kích hoạt sẽ có thể gây ra cảm giác thất vọng hoặc lo lắng.
Lo âu chính là một cảm giác lo lắng, sợ hãi khiến chúng ta không thoải mái. Điều này xảy ra trong trường hợp không thể xác định được yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống.
Tuy nhiên, khi bị căng thẳng và lo lắng không không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực, bởi cảm giác này có thể giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, nguy hiểm trong cuộc sống. Đối với một số người, căng thẳng chính là động lực để hoàn thành công việc. Song cũng có trường hợp, căng thẳng, lo lắng lại là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng căng thẳng và lo âu
Tình trạng căng thẳng và lo âu có thể được biểu hiện cả về thể chất và tâm lý. Trong đó, mỗi người sẽ trải qua căng thẳng theo những cách khác nhau.
Một số triệu chứng căng thẳng, lo lắng thường gặp như: Xuất hiện các cơn đau bụng, đau đầu; Bị căng cơ; Có dấu hiệu thở nhanh, tim đập nhanh; Cơ thể đổ mồ hôi; Có triệu chứng run rẩy và cảm thấy chóng mặt; Đi tiểu nhiều lần; Khẩu vị có sự thay đổi; Cơ thể mệt mỏi, khó ngủ; Mắc chứng tiêu chảy.
Ngoài ra, khi bị căng thẳng cực độ còn xuất hiện các triệu chứng như: Người bệnh có cảm giác như mình sắp chết; Tâm lý hoảng loạn hoặc lo lắng; Không thể tập trung; Giận dữ và nổi nóng vô cớ; Luôn cảm thấy bồn chồn, thấp thỏm, lo âu.
Trường hợp bị căng thẳng và lo lắng trong thời gian dài có thể xuất hiện triệu chứng các bệnh lý như: Bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường, trầm cảm hoặc bị rối loạn hoảng sợ.
Những nguyên nhân gây ra tâm trạng căng thẳng và lo âu
Một số nguyên nhân phổ biến
- Do thay đổi chỗ ở hoặc di chuyển tới các địa điểm mới;
- Chuyển trường học hoặc chuyển công việc mới;
- Trường hợp mắc bệnh lý hoặc bị chấn thương;
- Người thân hoặc bạn bè bị ốm hoặc gặp tai nạn;
- Người thân qua đời;
- Vừa chia tay một mối quan hệ yêu đương;
- Yếu tố kết hôn, mang thai, sinh con;
- Phụ nữ sau sinh bị trầm cảm.
Do sử dụng thuốc và chất kích thích
Thuốc trị bệnh có chứa chất kích thích, đây có thể là yếu tố khiến các triệu chứng căng thẳng và lo lắng tồi tệ hơn.
Những người thường xuyên uống caffeine, rượu, thậm chí là ma túy cũng sẽ khiến các triệu chứng căng thẳng, lo lắng nặng thêm.
Một số loại thuốc kê đơn cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến tình trạng lo âu, căng thẳng trở nên tồi tệ hơn như: Thuốc tuyến giáp; Thuốc hít trị hen; Thuốc giảm cân.
Trường hợp bị trầm cảm và mắc các bệnh rối loạn tâm lý
Theo số liệu thống kê, chứng rối loạn lo âu đang xảy ra ngày càng phổ biến. Trong khi đó, những người này thường cảm thấy lo lắng và căng thẳng trong thời gian dài.
Chứng rối loạn lo âu, bao gồm:
- Rối loạn lo âu tổng quát: Đây là tình trạng xảy ra phổ biến,đặc trưng bởi cảm giác lo lắng không thể kiểm soát. Một số trường hợp sẽ cảm thấy lo lắng, sợ những điều tồi tệ xảy ra với bản thân mình hoặc người thân, bạn bè. Tuy nhiên, cũng có những người lo lắng mà không thể xác đinh được lý do.
- Rối loạn hoảng sợ: Tình trạng rối loạn này gây ra sự hoảng loạn, khiến nhịp tim đập nhanh, khó thở. Họ cảm thấy sợ hãi với những gì đang xảy ra hoặc có thể xảy ra.
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương: Sự lo lắng xảy ra khi nhớ lại quá trình bị chấn thương.
- Rối loạn ám ảnh xã hội; Là cảm giác lo lắng trong các tình huống tương tác với người khác.
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Tình trạng rối loạn này xuất hiện do những suy nghĩ lặp đi lặp lại và bắt buộc phải hoàn thành vấn đề nhất định nào đó.
Cách phòng tránh tình trạng căng thẳng và lo âu
Những trường hợp đã từng trải qua cảm giác căng thẳng và lo lắng đơn thuần, có thể áp dụng phương pháp thay đổi lối sống để giảm bớt triệu chứng lo âu. Cách này cũng có thể được áp dụng để cải thiện nhiều chứng rối loạn tâm lý khác nhau.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học sao cho đảm bảo cân bằng, lành mạnh.
- Hạn chế uống rượu, bia và đồ uống chứa caffeine.
- Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày.
- Tăng cường vẫn động thể chất và tập thể dục thường xuyên.
- Thiền định.
- Lên lịch và sắp xếp thời gian thực hiện sở thích của bản thân.
- Có thể ghi nhật ký về cảm xúc.
- Tập thở sâu.
- Tìm hiểu để nhận biết các yếu tố có thể gây căng thẳng.
- Có thể trò chuyện và trao đổi với một vài người bạn thân.
- Massage xoa bóp hoặc sử dụng ghế massage để thư giãn.
- Tham khảo ý kiến tư vấn từ các chuyên gia y tế.